Kiến Thức Y Học

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS B 2019

2021-11-04 16:19:08

Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính. Điều trị Viêm gan B cấp tính: chủ yếu là các điều trị hỗ trợ Điều trị viêm gan B mạn tính: Cần theo dõi chức năng gan, tải lượng virus. Chỉ định điều trị các thuốc kháng virus viêm gan B cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Cần theo dõi các tác dụng không mong muốn sau dùng thuốc

TÓM TẮT HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS B 2019 TÓM TẮT HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS B 2019

I. ĐẠI CƯƠNG

– Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con
là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
Viêm gan vi rút B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.

II. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B CẤP

1. Chẩn đoán
– Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng.
– Lâm sàng: có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, tiểu ít sẫm màu, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, phân bạc màu…
– Cận lâm sàng:
+ AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).
+ Bilirubin tăng cao, chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.
+ HBsAg (+) hoặc (-) và anti-HBc IgM (+)
2. Cập nhật điều trị viêm gan B: Chủ yếu là hỗ trợ

– Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.

– Hạn chế ăn chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.

– Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết.

– Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút đường uống.

III. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN

  1. Chẩn đoán xác định:
    – HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
    – AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
    – Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác (Phụ lục 1).
    2. Điều trị:
    a) Chỉ định điều trị khi:
    – ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường hoặc có bằng chứng xác nhận có xơ hóa gan tiến triển/xơ gan bất kể ALT ở mức nào. và
    – HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+) hoặc HBVDNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (-).
    b) Điều trị cụ thể:
    – Thuốc điều trị:
    Tenofovir (300mg/ngày) hoặc entecavir (0,5 mg/ngày).
    Lamivudine (100mg/ngày) sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù, phụ nữ mang thai.
    Adefovir dùng phối hợp với lamivudine khi có kháng thuốc.
    + Peg–IFNα, IFNα (Peg-IFNα-2a liều 180mcg/tuần; Peg-IFNα-2b liều 1,5mcg/kg/tuần; IFNα liều 5 triệu IU/ngày hoặc 10 triệu IU/lần -3 lần/tuần, tiêm dưới da từ 6-12 tháng. Cần theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc để xử trí kịp thời) ưu tiên sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn sinh con, đồng nhiễm viêm gan vi rút D, không dung nạp hoặc thất bại điều trị với thuốc ức chế
    sao chép HBV đường uống.
    – Xem xét ngừng thuốc ức chế sao chép HBV uống khi:
    + Trường hợp HBeAg (+): sau 6-12 tháng có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện.
    + Trường hợp HBeAg (-): HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện trong 3 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau mỗi 6 tháng.
    – Chú ý: Cần theo dõi tái phát sau khi ngừng thuốc để điều trị lại.
    c) Điều trị cho một số trường hợp đặc biệt:
    * Đồng nhiễm HBV/HIV:
    + Tiêu chuẩn điều trị giống như đối với trường hợp viêm gan vi rút B đơn thuần nhưng ngưỡng HBV-DNA > 104 copies/ml (2.000 IU/mL).
    + Dùng phác đồ điều trị 3 thuốc kháng HIV (HAART) có chứa TDF và LAM có tác dụng với vi rút viêm gan B, không phụ thuộc vào số lượng TCD4 và giai đoạn lâm sàng của HIV.

Người viết: Bác sĩ Nguyễn Việt Phương

Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.