Phòng & Chữa Bệnh

Lão hóa ảnh hưởng gì đến tim mạch?

2021-03-23 21:21:55

Lão hóa ảnh hưởng gì đến tim mạch? Lão hóa ảnh hưởng gì đến tim mạch?

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tim. Tuy nhiên, một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe tim mạch.

 

Theo nghiên cứu của chuyên gia tim mạch, càng lớn tuổi, khả năng mắc bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim càng cao. Ở độ tuổi 60, khoảng 20% ​​nam giới và 10% phụ nữ mắc bệnh tim. Ở độ tuổi 80, những con số này tăng lên 32% nam giới và gần 19% nữ giới.

Một số nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh tim bao gồm: Huyết áp cao không kiểm soát, cholesterol cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc, trọng lượng dư thừa.

Để thay đổi những yếu tố này cần chú ý những điều sau:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng để phòng chống các bệnh về tim mạch.

 

Không có một chế độ ăn kiêng nào sẽ bảo vệ trái tim của bạn khỏi bệnh tật một cách kỳ diệu, nhưng một vài chiến lược có thể giúp ích.

Cần ăn cân bằng trái cây giàu chất xơ, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tập trung vào chất béo tốt - những loại có trong dầu ô liu, cá và bơ, hạn chế đường và cholesterol, tránh chất béo bão hòa không lành mạnh trong món tráng miệng, thịt đỏ và đồ chiên.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo Chế độ ăn Địa Trung Hải và DASH (phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng huyết áp) là kế hoạch ăn uống được thiết kế sẵn có lợi cho sức khỏe trái tim bạn nên tham khảo.

Vận động cơ thể

Tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện cơ bắp là yếu tố quan trọng giúp hạn chế các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi. Đồ họa: Hồng Nhật

Tập thể dục nhịp điệu giúp cho tim bơm máu hiệu quả hơn, nó cũng giúp cắt giảm chất béo ra ngoài cơ thể.

Các chuyên gia ngoại tổng quát khuyến cáo, nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình 150 phút mỗi tuần hoặc thực hiện các hoạt động khác như đi bộ, chèo thuyền, đạp xe hoặc bơi lội. Đối với người già, cần tập thêm hai buổi tập các bài tập tăng cường cơ bắp mỗi tuần.

Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập thể dục cũng sẽ giúp giữ cho chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh. Chỉ số BMI càng lớn thì khả năng mắc bệnh tim càng cao.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng kinh niên kéo dài hàng ngày không tốt cho trái tim của bạn. Nó làm thu hẹp động mạch, tăng huyết áp và làm cho bệnh tim dễ xảy ra hơn.

Thay vì tìm đến thức ăn hoặc rượu để thoải mái, chuyên gia tâm thần khuyên bạn có thể đi dạo, xem phim, đọc sách, tâm sự với cố vấn hoặc bạn bè và đảm bảo ngủ đủ giấc.

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc là một trong những thói quen tồi tệ nhất khi nói đến trái tim. Theo chuyên gia hô hấp các chất hóa học trong khói thuốc lá gây hại cho tim và mạch máu của bạn. Điều đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim của bạn.

Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, ngừng hút thuốc ở độ tuổi 50 hoặc 60, và thậm chí ở độ tuổi 70 và 80, đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nắm được các chỉ số của cơ thể

Những thay đổi về tim và mạch máu luôn rình rập trong cơ thể, đôi khi không có bất kỳ triệu chứng nào để cảnh báo. Do đó, bạn cần phải đi khám sức khỏe tim mạch thường xuyên. Đặc biệt, đi khám ngay nếu có tình trạng đau ngực, suy nhược, khó thở.

Luôn cập nhật các chỉ số của cơ thể như huyết áp, mức cholesterol và chỉ số khối của cơ thể. Tùy thuộc vào những số liệu đó, bác sĩ có thể kiểm tra canxi mạch vành của bạn. Để phát hiện kịp thời tình trạng lắng đọng canxi trong động mạch làm hạn chế lưu lượng máu đến tim của bạn, đây là dấu hiệu của bệnh tim sớm. Bạn cũng nên thường xuyên khám bác sĩ giỏi để chẩn đoán sớm các dấu hiệu bệnh cơ thể

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.