Tâm lý
8 cách nói chuyện với trẻ tự kỷ
Các cách nói chuyện với trẻ tự kỷ gồm: giúp đỡ trẻ trong các tương tác xã hội, giao tiếp nhiều hơn bằng mắt và cử chỉ, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, đồng thời lưu ý nhiều hơn đến sở thích của trẻ,...
Tự kỷ là một căn bệnh khiến trẻ em bị khiếm khuyết trong các tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp cơ bản hàng ngày. Trong nội dung bài viết sau đây, TDoctor sẽ hướng dẫn bạn cách nói chuyện với trẻ tự kỷ để giúp các em hoà nhập hơn với gia đình và xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ thường bắt đầu tập nói và tiếp nhận nhận thông tin về môi trường xung quanh từ 6 tuổi trở lên. Trẻ thường có xu hướng chậm phát triển về mặt ngôn ngữ hơn những đứa trẻ bình thường khác nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Dưới đây là 8 nguyên tắc trong cách nói chuyện với trẻ tự kỷ mà bạn nên nắm rõ.
Giúp trẻ trong các tương tác xã hội bên ngoài
Trẻ em trong giai đoạn phát triển có xu hướng học hỏi từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ lại có xu hướng thu mình trong thế giới của riêng chúng. Do đó, điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh cần chú ý là không để trẻ cảm thấy mình khác biệt so với bạn bè.
Bạn hãy tập xem trẻ như những đứa trẻ bình thường khác, dẫn trẻ đến công viên hoặc các khu vui chơi để tăng sự tương tác với xã hội bên ngoài. Điều này rất tốt để dạy trẻ tập nói vì khi thấy nhiều người nói chuyện, bé sẽ có động lực để nói chuyện hơn.
Lưu ý đến những sở thích của trẻ
Khi bố mẹ làm hoặc nói về những sở thích của trẻ, bé sẽ dễ chú ý và lắng nghe hơn. Bạn có thể bắt đầu từ việc mua những món đồ chơi mà trẻ yêu thích và chơi cùng bé mỗi ngày.
Thay vì làm gián đoạn sự tập trung của trẻ, hãy làm theo lời nói và hành động và trẻ đang dùng. Thông qua cách nói về những gì thu hút trẻ, bạn sẽ giúp trẻ học nói được các từ vựng liên quan.
Đơn giản hóa ngôn ngữ
Khi dạy trẻ tự kỷ nói chuyện, bố mẹ dùng từ ngữ càng đơn giản thì trẻ sẽ càng dễ nắm bắt hơn. Nên bắt đầu bằng những từ đơn lẻ như: ông, bà, bố, mẹ,… Còn nếu trẻ đang nói chuyện bằng những từ đơn lẻ, hãy giúp trẻ nói theo các cụm từ ngắn như “quả bóng lăn” hoặc “ném bóng”.
Các chuyên gia khuyến khích thực hiện quy tắc “một lần” khi giao tiếp với trẻ tự kỷ, tức sử dụng các cụm từ nhiều hơn 1 từ so với số từ trẻ đã nói được.
Dạy trẻ về đồ vật và cảm xúc
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ tên những sự vật và cảm xúc xung quanh. Đây là cách tốt nhất để liên kết chúng lại với nhau. Ví dụ, khi trẻ đến mở tủ lạnh, hãy nói với con rằng con làm vậy vì đang đói hoặc khát. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu thêm về những đồ vật xung quanh và kết nối chúng với những cảm xúc khác nhau.
Áp dụng cách giao tiếp phi ngôn ngữ
Cử chỉ cũng có thể xây dựng nền tảng cho ngôn ngữ. Khi nói chuyện với trẻ tự kỷ, bố mẹ nên sử dụng cả cơ thể và giọng nói để giao tiếp. Nên sử dụng các cử chỉ để trẻ dễ bắt chước như: Vỗ tay, vươn cánh tay,…
Khi trẻ nhìn hoặc chỉ vào một món đồ, hãy đưa nó cho trẻ hoặc ra hiệu để bạn có thể chơi với nó. Tương tự, hãy chỉ vào một món đồ chơi mà bạn muốn trước khi nhặt nó lên. Đây là cách đơn giản giúp trẻ học cách tương tác trong khi nói chuyện.
Giao tiếp nhiều hơn bằng ánh mắt
Trẻ tự kỷ có xu hướng không bao giờ nhìn thẳng vào mắt người đối diện vì chúng cảm thấy sợ sệt điều gì đó.
Để giúp trẻ học cách giao tiếp bằng mắt, bạn có thể bắt đầu bằng việc dùng hình dán ngộ nghĩnh dán lên trán để thu hút sự chú ý của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ quen với việc nhìn vào mặt của người đang nói chuyện với mình.
Cho trẻ một chút thời gian thích ứng
Nhiều bậc phụ huynh nóng lòng muốn trẻ đáp lời ngay sau khi đặt câu hỏi hoặc yêu cầu. Tuy nhiên, chính điều này đã đánh mất cơ hội được nói chuyện của trẻ tự kỷ.
Vậy nên, khi đặt câu hỏi hoặc thấy trẻ muốn một thứ gì, bạn hãy dừng lại vài giây và nhìn trẻ thật mong đợi. Đồng thời theo dõi bất kỳ âm thanh hoặc chuyển động của cơ thể và phản ứng kịp thời. Sự phản hồi nhanh chóng của bạn sẽ giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh của giao tiếp.
Trẻ tự kỷ cần được quan tâm chăm sóc về nhiều mặt. Do vậy, bố mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về tình trạng của con cũng như những biện pháp hỗ trợ, các cách nói chuyện với trẻ tự kỷ để giúp bé hòa nhập hơn với cuộc sống.
Để tìm hiểu thêm về bệnh tự kỷ, bạn có thể đặt câu hỏi với Ths.Bs Lê Công Hiện của TDoctor ngay TẠI ĐÂY. Bác sĩ là trưởng phòng tâm thần nhi Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai, đã có nhiều năm kinh nghiệm về việc thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần nhi.
0 bình luận