Tim Mạch

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không?

2021-09-01 23:39:23

Tình hình dịch ngày càng lan rộng, những người có bệnh tim mạch đều đang đối diện với một mối nguy hiểm to lớn khi mà bệnh nền của mình là một môi trường thuận lợi để virus tấn công. Hiện nay, chính phủ đang thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine cho toàn người dân. Vậy những bệnh nhân có bệnh nền về tiêm mạch có nên tiêm vaccine không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không? Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không?

TÁC ĐỘNG CỦA VACCINE ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TIM MẠCH LÀ NHƯ THẾ NÀO? 

 

Các nghiên cứu hiện nay về vaccine phòng Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định rằng, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những khó chịu có thể gặp gồm: Đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tương tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 - 48 giờ và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thường, kết hợp với uống nhiều nước.

Có tỷ lệ khoảng 1 người trên 2 triệu người có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm. Lợi ích của việc tiêm vaccine lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Hơn nữa, mắc dù triệu chứng nặng nhưng sẽ được cứu chữa nếu được đưa đến cơ sở y tế để các bác sĩ uy tín kịp thời thăm khám.

Nếu không tiêm phòng, khi mắc Covid-19 tình trạng bệnh tim mạch dễ bị nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp ở tim. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định đối với vaccine phòng Covid-19. Như vậy, có thể thấy, việc tiêm vaccine ở các bệnh nhân tim mạch là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại.

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIÊM VACCINE Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH

 

Tất nhiên, cần lưu ý chống chỉ định một số trường hợp bệnh nặng, cấp tính, tuổi cao, nhiều bệnh kết hợp. Điều này được bộ y tế hướng dẫn, thuộc nhóm 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng (đối với vaccine của hãng AstraZeneca).

Ngoài ra, nếu bệnh nhân tim mạch, thuộc nhóm 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, thì cũng cần phải hết sức cẩn trọng khi tiêm vaccine: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút…) . Khi đó, người bị bệnh phải được các bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Bệnh nhân tim mạch nên tránh tiêm vaccine trong thời gian sức khỏe không ổn định hoặc bị sốt.

Tiêm vaccine hiện tại đang là phương pháp tối ưu nhất để ngăn chặn cơ đại dịch COVID-19 đang có chiều hướng ngày càng xấu đi. Đối với bệnh nhân tim mạch, tim vaccine cũng hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải theo dõi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có được sự an toàn về tính mạng sau tiêm.

 

Với danh sách bác sĩ uy tín và chuỗi các phòng khám, phòng khám đa khoa đạt chuẩn chất lượng, Tdoctor là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn liên lạc khi gặp các vấn đề về sức khỏe.

Để được hỗ trợ kỹ hơn bởi tổng đài viên cũng như biết được nhiều tin tức sức khỏe bổ ích, Quý Khách có thể cập trang web của Tdoctor. Đồng thời có thể hẹn lịch bác sĩ tư vấn khi có nhu cầu khám chữa bệnh để tránh tình trạng đợi lâu nhé!

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.