Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch

CÓ DI CHỨNG CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ

2021-09-10 22:35:18

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa, Bệnh nhân COVID-19 bị béo phì vừa và nặng có liên quan đến nguy cơ cao hơn để lại di chứng cấp tính. Trong số những người sống sót sau COVID-19, nguy cơ nhập viện sau giai đoạn cấp của bệnh cao hơn 30% ở những bệnh nhân béo phì so với người bình thường.

    CÓ DI CHỨNG CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ CÓ DI CHỨNG CẤP TÍNH Ở BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ

CÓ NHIỀU BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ KHÔNG?

Bệnh nhân COVID-19 bị béo phì là những đối tượng đáng lưu ý nhất khi phải tự cách ly hay nhập viện điều trị.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì nghĩa là tình trạng mỡ bị tích lũy quá mức bình thường tại một vùng của cơ thể hoặc toàn thân. Chúng tạo ra nhiều mối nguy hiểm lên sức khỏe. Về bản chất, bệnh béo phì rất dễ nhận diện bằng mắt thường, một ai đó béo phì khi trọng lượng cơ thể của họ cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh bình thường.

Chỉ số khối cơ thể BMI sẽ giúp phân loại bệnh béo phì. BMI được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể, theo đó BMI bằng trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Người trưởng thành (trừ người có thai), nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 đến 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI từ 30 trở lên được xem là béo phì. 

Theo thống kê, có rất nhiều những bệnh nhân COVID-19 bị béo phì. Về cơ bản, béo phì sẽ dễ dẫn đến các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp... Đây là những đối tương ưa thích của virus Corona. 

 

BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ SẼ TĂNG NGUY CƠ KÉO DÀI TRIỆU CHỨNG BỆNH

 

Nhiều nghiên cứu đã xác định bệnh nhân COVID-19 bị béo phì có nhiều nguy cơ tiến triển các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng có thể phải nhập viện, phải chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ máy thở trong giai đoạn đầu của bệnh. Béo phì, được xem là một bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết khối và các bệnh về phổi. Ngoài ra, béo phì làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tạo ra trạng thái viêm mạn tính. Những yếu tố đó có thể dẫn đến hệ quả xấu sau khi bị nhiễm COVID-19. 

Bác sĩ Ali Aminian từ Phòng khám Cleveland và các đồng nghiệp đã theo dõi 2.839 bệnh nhân không cần nhập viện chăm sóc đặc biệt và sống sót sau giai đoạn cấp tính của COVID-19 trong 8 tháng kể từ 30 ngày sau khi xét nghiệm virus dương tính.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 43% bệnh nhân cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, 44% phải nhập viện và 1% bệnh nhân tử vong. Đối với những bệnh nhân COVID-19 bị béo phì trung bình, nguy cơ nhập viện cao hơn 28%, béo phì nặng nguy cơ nhập viện cao hơn 30% so với bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường. Tương tự, nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán cao hơn 25% ở bệnh nhân béo phì trung bình và cao hơn 39% ở bệnh nhân béo phì nặng so với bệnh nhân có BMI bình thường.

 

CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH TRỞ THÀNH BỆNH NHÂN COVID-19 BỊ BÉO PHÌ

 

Đầu tiên, phải nhận thức rằng, chính những người bị thừa cân béo phì đã là một mối nguy. Do đó, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chống dịch của chính phủ như tránh tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, giữ khoảng cách ít nhất 2 mét khi tiếp xúc với người khác, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước tối thiểu 20 giây, mang khẩu trang đúng cách, đến cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau họng, khó thở, giãn cách xã hội… Đây là cách tốt nhất để phòng tránh trường hợp trở thành bệnh nhân COVID-19 bị béo phì. Bởi khi bị đó, khả năng diễn tiến nặng cao hơn người bình thường rất nhiều.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều mối nguy hại cho con người, đặc biệt là người thừa cân béo phì. Hiện tại, người béo phì cần bắt đầu chú trọng cải thiện lối sống, tạo ra một số thay đổi nhỏ bền vững theo hướng tích cực. Hãy thiết lập lại lối sống lành mạnh hơn, giữ vệ sinh cá nhân tốt hơn và quan tâm kiểm soát cân nặng. Cần ăn đủ dinh dưỡng và vitamin để góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể, cố gắng thêm một số hoạt động phù hợp với tình trạng đại dịch hiện nay, ví dụ máy chạy bộ, yoga, đọc sách, ngủ đủ giấc, tránh ảnh hưởng bởi những tin tức tiêu cực, không đúng nguồn gốc về COVID-19. Khi có nhu cầu khám chữ bệnh, ưu tiên các hệ thống khám bệnh từ xa qua như Tdoctor.

Ngoài ra, việc tiêm ngừa vắc xin Covid-19 cũng cần được ưu tiên hàng đầu. Việc làm này không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn khiến bệnh không tiến triển nặng nếu chẳng may trở thành bệnh nhân COVID-19 bị béo phì. Lưu ý là phải theo dõi sát sao những biểu hiện sau tiêm, kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý các triệu chứng nghiêm trọng.

 

Để được tư vấn sức khỏe miễn phí và hẹn lịch khám bác sĩ, các bạn hãy cập trang web của Tdoctor. Với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, Tdoctor cam kết là hệ thống khám bệnh từ xa uy tín và đáng tin cậy bậc nhất, sẽ cho các bạn những trải nghiệm khám chữa bệnh từ xa tuyệt vời.

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.