Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch

CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT - RỐI LOẠN LO ÂU DO COVID 19

2021-09-01 01:28:21

Thời gian qua, rất nhiều người thắc mắc rằng dù bản thân đã xét nghiệm nhiều lần âm tính với COVID-19, nhưng mỗi lần nghe tin người thân bị dương tính là trong người tôi lại có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, cảm giác ngột ngạt thiếu không khí…. Đôi khi là cảm giác sắp phát điên, cảm giác như là sắp chết đến nơi, rất đáng sợ. Cơn diễn biến trong khoảng 10 phút sau đó trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, tâm lý sẽ vô cùng lo lắng, sợ sẽ xảy ra tình huống tương tự. Vậy, phải xử lý như thế nào nếu bạn vô tình rơi vào trường hợp như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nghe nhé!

CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT - RỐI LOẠN LO  ÂU DO COVID 19 CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT - RỐI LOẠN LO ÂU DO COVID 19

CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT

 

Trước đây, khi đại dịch covid 19 chưa xuất hiện, thì tình huống này có tên là CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT. Đại dịch làm cho tỷ lệ các rối loạn tâm thần ở người tăng lên, nhiều nhất là chứng Rối loạn lo âu- trầm cảm. Rất nhiều người đã phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để giải quyết tình trạng này. 

 

Hoảng sợ kịch phát là tình trạng con người đột ngột rơi vào trạng thái hoảng sợ với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng trong cơ thể và nhận thức.

 

Cơn hoảng sợ kịch phát khởi phát đột ngột và nhanh chóng đến cường độ tối đa, thường là sau 10 phút hoặc ngắn hơn. Khi đó, họ cũng có cảm giác nguy hiểm hoặc đe dọa bị chết và mong muốn được thoát khỏi tình trạng này ngay lập tức. 

 

13 TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ VÀ NHẬN THỨC

 

13 triệu chứng trong cơ thể và nhận thức bao gồm:

  1. Mạch nhanh, hồi hộp, trống ngực dữ dội (cảm thấy vỡ tung lồng ngực).
  2. Ra nhiều mồ hôi như tắm, mặc dù thời tiết không nóng.
  3. Run tay, run chân (bệnh nhân thường gục ngay xuống đất)
  4. Cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ gây khó thở, thiếu không khí.
  5. Cảm giác thở nông, thở hổn hển nên thông khí kém.
  6. Đau hoặc khó chịu ở ngực trái khiến bệnh nhân nhầm với cơn nhồi máu cơ tim.
  7. Buồn nôn hoặc đau bụng nên dễ nhầm với viêm dạ dày.
  8. Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng, vì vậy bệnh nhân dễ ngã.
  9. Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách nghĩa là bệnh nhân không còn cảm nhận đúng về thế giới xung quanh và bản thân trong khi nên cơn hoảng sợ.
  10. Sợ mất kiểm  soát và phát điên, bệnh nhân cho rằng mình không còn kiểm soát được các ý nghĩ và hành vi của mình nữa.
  11. Sợ chết, bệnh nhân cho rằng mình chết đến nơi rồi.
  12. Cảm giác chết lặng, không cử động được.
  13. Lạnh cóng hoặc nóng bừng cơ thể.

Khi cơn hoảng sợ tái phát, cường độ sợ hãi có thể giảm đi và thở gấp là triệu chứng hay gặp.

 

CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT DO COVID-19

 

Có 3 loại cơn hoảng sợ kịch phát: thứ nhất, Cơn hoảng sợ kịch phát không có dấu hiệu, không có tình huống thuận lợi; thứ hai là Cơn hoảng sợ kịch phát có dấu hiệu có tình huống thuận lợi; thứ ba là Cơn hoảng sợ kịch phát có thể xuất hiện nhưng không phải ngay lập tức mà có thể sau một thời gian ngắn, trước một kích thích hoặc một tình huống thuận lợi.

 

Đối với cơn hoảng sợ kịch phát mà nhiều người mắc phải do tình hình COVID rơi vào loại thứ ba. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong tình hình giãn cách xã hội hiện nay, các bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà.

 

PHẢI LÀM GÌ KHI GẶP PHẢI CƠN HOẢNG SỢ KỊCH PHÁT DO COVID-19?

Nếu bạn vô tình gặp phải trường hợp này, bạn nên:

+ Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi.

+ Tập trung vào việc chế ngự lo âu ,  không cần quan tâm đến các triệu chứng về cơ thể

(Hãy nhớ rằng, nó không nguy hiểm đến tính mạng đâu. hãy tự nhủ với bản thân rằng nó sẽ qua thôi). Cảm giác của bạn có thể là lâu, nhưng thực ra chỉ vài phút.

+ Tiến hành thở chậm, thư giãn, đừng cố gắng thở quá sâu hay quá nhanh (cố gắng hít thở ổn định, hít sâu thở đều). Việc kiểm soát nhịp thở sẽ làm giảm các triệu chứng cơ thể này.. 

Tại thời điểm phát cơn, bạn có thể có những nỗi lo bị khuếch đại. Với các triệu chứng này, nhiều người có thể sợ hãi mình bị nhồi máu cơ tim. Vì vậy, cần xác định những nỗi lo đó bị khuếch đại đó và cố gắng đương đầu với nó. Ví dụ như tự nói thầm rằng tôi không bị nhồi máu cơ tim, đó chỉ là một cơ hoảng sợ và sẽ qua đi trong vài phút.

Hãy vào các nhóm có biểu hiện như mình tự giúp đỡ lẫn nhau có thể giúp bệnh nhân chế ngự được cơn hoảng sợ. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các dịch vụ thăm khám từ xa nếu vẫn không giải quyết được tình trạng này.

 

COVID-19 dù là bệnh về đường hô hấp, nhưng vẫn có một tác động cực kỳ mạnh mẽ lên tâm lý của con người. Mỗi người cần xây dựng cho mình một sức khỏe tinh thần thật tốt để vượt qua đại dịch.

 

Với danh sách bác sĩ uy tín và chuỗi các phòng khám, phòng khám đa khoa đạt chuẩn chất lượng, Tdoctor là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn liên lạc khi gặp các vấn đề về sức khỏe.

Để được hỗ trợ kỹ hơn bởi tổng đài viên cũng như biết được nhiều tin tức sức khỏe bổ ích, Quý Khách có thể cập trang web của Tdoctor. Đồng thời có thể hẹn lịch bác sĩ tư vấn khi có nhu cầu khám chữa bệnh để tránh tình trạng đợi lâu nhé!

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.