Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch
HƯỚNG DẪN TỰ XỬ TRÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG SAU TIÊM VACCINE
Bộ y tế khuyến cáo người dân nên tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi tiêm vaccine, đặc biệt là vào 7 ngày đầu tiên. Hầu hết mọi người sau khi tiêm vaccine sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau cơ, nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ nhanh khỏi sau khi tiêm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng bạn cũng đừng quên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và có thể liên hệ với bác sĩ online để chúng tôi có thể hỗ trợ thêm cho bạn.
Một số dấu hiệu thường gặp sau khi tiêm vaccine Covid-19
Sốt sau tiêm: Thường gặp, là phản ứng cơ thể với vaccine, thường kéo dài từ 24 -72h, kèm theo rét run, đau mỏi người.
1.Xử trí: Dùng thuốc hạ sốt (paracetamol 500mg x 1v) khi sốt từ 38,50C trở lên, uống bổ sung nước, chườm ấm. Nếu sốt cao, dùng hạ sốt vẫn tăng lên, không cải thiện thì đến cơ sở y tế.
2.Đau đầu, chóng mặt: thường gặp
Xử trí: kiểm tra huyết áp, nếu huyết áp ổn có thể dùng thuốc giảm đau paracetmol 500mg x 1 viên. Theo dõi nếu không cải thiện thì đến cơ sở y tế khám.
3.Đau bụng, tiêu chảy: có thể gặp sau tiêm, thường kéo dài vài ngày
Xử trí: Uống đủ nước, nếu tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày cần vào viện để xử lý hoặc gọi tư vấn của bác sĩ.
4.Cảm giác tê lưỡi: Là phản ứng thường gặp
Xử trí: Nếu ít thì theo dõi, tê bì nhiều liên hệ bác sĩ tư vấn hoặc đi khám và theo dõi tại Cơ sở y tế.
5.Đau vị trí tiêm: Phản ứng thường xuyên và có thể kéo dài
Xử trí: chủ yếu theo dõi và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng tiêm
6.Sưng đỏ mụn vùng tiêm: phản ứng hay gặp sau tiêm , nhất là Moderna
Xử trí: theo dõi, đi khám nếu tăng lên, có mủ.
7.Đau đầu dữ dội, đau đầu kéo dài: khám bệnh viện
8.Đau ngực trái có vã mồ hôi: gọi cấp cứu đến ngay bệnh viện.
9.Khó thở: Gọi tư vấn bác sĩ hoặc khám bệnh viện
10.Ban đỏ, ngứa: Thường gặp sau tiêm
Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng (Telfast, loratadine…), đi khám nếu ban đỏ kéo dài.
Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Vaccine không thể có tác dụng ngay lập tức. Vì thế sau khi tiêm vaccine Covid-19, bạn nên ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thứ nhất bạn nên uống nhiều nước, có thể uống thêm sinh tố và trái cây để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng.
Thời gian đầu sau khi tiêm vaccine, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế làm việc quá nhiều. Khuyến khích thực hiện các động tác vận động cơ bản để cơ thể có thể khỏe hơn.
Hạn chế uống chất kích thích hay rượu bia vào 3 ngày đầu tiên sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Những điều cần lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid-19
Những loại thuốc cần có sau khi tiêm vaccine
Thuốc hạ sốt: Paracetamol 500mg mua 1 vỉ (Hoặc Efferalgan 500mg)
Thuốc chống dị ứng: Telfast 180mg mua 2 viên (hoặc loại thuốc chống dị ứng khác).
Những điều cần lưu ý sau khi về nhà
1.Luôn có người hỗ trợ 24/24h, ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm
2.Không sử dụng chất kích thích trong 03 ngày đầu sau tiêm
3.Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
4.Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì khám ngay, không bôi, chườm đắp bất kỳ thứ gì vào chỗ sưng đau.
5.Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:
Sốt dưới 38,50C: Nới lỏng quần áo, chườm ấm, không để nhiễm lạnh.
Sốt từ 38,50C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nếu không
Danh sách bác sĩ tư vấn miễn phí tư vấn f0,f1 tại nhà
Tdoctor xin giới thiệu đến bạn danh sách bác sĩ tư vấn miễn phí tư vấn f0,f1 tại nhà để bạn tham khảo nhé:
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thanh Bình, Chuyên khoa hỗ trợ sinh sản và nam học tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Bác sĩ Nguyễn Đức Thái , CHuyên khoa nhi tại Trung Tâm Nutri Home- pk nhi khoa
Bác sĩ Ck2 Phan Hoàng Giang, Từ 2015 đến nay: Bác sỹ Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang Can thiệp tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai
Từ 2019 đến nay: Giảng viên thỉnh giảng tại Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Đại Học Y Hà Nội
Bác sĩ CK1 Vương Đức Hinh, Chuyên khoa sản tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bác sĩ Hoàng Tuấn Thành, Khoa nhi, bệnh viện bệnh nhiệt đới TW. Chuyên nhi khoa tổng quát (hô hấp, tiêu hóa, dinh dưỡng,các bệnh lý sốt kéo dài ...). Phòng và điều trị bệnh lý viêm gan B, C ở trẻ em và người lớn, tránh lây nhiễm từ mẹ sang con.
Tiến sỹ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh , Giảng Viên chuyên khoa TMH Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Bác sĩ, Thạc Sĩ Nguyễn Chí Trung, Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc
Bác sĩ Đặng Văn Hùng Minh, Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An. Chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình- Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An, chuyên tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh lý về cơ xương khớp, thần kinh, cột sống ( thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, ....chấn thương cột sống....)
Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG, Phó nội khoa của bệnh viện tỉnh Thái Bình. 20 năm công tác các chuyên ngành Nội tổng hợp: Tim mạch, Tiêu hóa, Lão khoa, Thần kinh, Nội tiết, Cơ xương khớp,vv... Chuyên sâu về Nội hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản (suyễn), viêm phổi, ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân,vv...
Tiến sĩ Bác sĩ LÊ SĨ TRUNG, Chuyên về nội soi kỹ thuật cao điều trị sỏi tiết niệu, hẹp niệu quản; phì đại tuyến tiền liệt; mổ các dị dạng sinh dục tiết niệu trẻ em; mổ són tiểu gắng sức ở phụ nữ ( TOT ); viêm bàng quang tái phát... tại Bệnh viện Đức phúc, Bệnh viện đa khoa Hà nội và Bệnh viện Vinmec
Bác sĩ Ck1 Hoàng Châu Bảo Đính, Chuyên khoa nội thần kinh tại ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. CHuyên khám và điều trị rối loạn giấc ngủ, đột quỵ, đau đầu, chóng mặt, bệnh Parkinson và các bệnh thần kinh thoái hóa, động kinh.
Tdoctor là một địa chỉ tư vấn khám chữa bệnh tốt nhất hiện nay. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn có thể hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi. Để được hỗ trợ tốt hơn vui lòng truy cập trực tiếp vào website Tdoctor. Đồng thời, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ bác sĩ khi có nhu cầu khám bệnh để tránh tình trạng lợi quá lâu.
0 bình luận