Tâm lý
Nên nói gì với người từng cố gắng tự tử?
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 800.000 vụ tự tử, đa số xuất hiện ở các nước đang phát triển. Vì vậy, việc an ủi một người từng cố ý định tự tử là rất cần thiết ngay lúc này, hãy nhẹ nhàng vỗ về họ bằng những từ ngữ thể hiện sự quan tâm của bạn với người đó.
Không một ai trong chúng ta có thể tránh khỏi những bế tắc về công việc, gia đình. Khi muốn hỗ trợ những người từng cố gắng tự tử, cần động viên an ủi với thái độ nhẹ nhàng ân cần nhất có thể. Bài viết dưới đây Tdoctor sẽ giới thiệu một số tips nhỏ giúp họ cải thiện tâm trạng lẫn suy nghĩ đáng kể.
Thực trạng tự tử ở thanh thiếu niên
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 800.000 vụ tự tử, đa số xuất hiện ở các nước đang phát triển. Đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên, độ tuổi mà các em còn suy nghĩ non nớt, thiếu chín chắn. Trong đó phải nói đến Việt Nam có đến 6,3% trẻ em có suy nghĩ về cái chết, 5,8% cố gắng thực hiện tự tử.
Thực tế cho thấy khi phỏng vấn một số trường hợp tự tử trẻ em, với những chia sẻ: “Em thường xuyên cảm thấy áp lực về học hành, thành tích học tập….em thấy mình bất lực, vô dụng,...” hoặc “Bởi sự kỳ vọng điểm số từ cha mẹ, ông bà đè nén quá nhiều…” Như vậy, đây là một tình trạng đáng lo ngại đối với trẻ em hiện nay.
Triệu chứng thường gặp ở những người từng cố gắng tự tử
Có rất nhiều biểu hiện về những suy nghĩ và hành vi tự tử, bao gồm:
- Đối mặt với những áp lực đến từ học hành, điểm số hoặc một mâu thuẫn với ai đó. Nếu bạn không thể bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc hiện tại thì rất dễ có suy nghĩ tự tử chính là cách giải quyết vấn đề nhanh nhất.
- Cảm thấy tuyệt vọng, bất tài, không làm được gì trong bất cứ tình huống nào
- Luôn xuất hiện trong đầu những suy nghĩ tiêu cực: “Ước gì mình không tồn tại trên đời”, “Mình muốn tự tử để chấm dứt sự dằn vặt này”
- Dự trữ sẵn những hung khí như dao lam, súng đạn,..
- Thay đổi thời gian ăn ngủ nghỉ một cách bất thường.
- Đột ngột nói chuyện thân thiết với bạn bè, những người thân trong gia đình để coi như đó là lời tạm biệt lần cuối cùng trước khi tìm đến cái chết.
- Làm tổn thương cơ thể mình bằng những việc nguy hiểm như rạch cổ tay, sử dụng các chất kích thích.
Triệu chứng thường gặp ở những người từng cố gắng tự tử
Làm sao ngăn chặn được suy nghĩ của người từng cố gắng tự tử?
Những điều nên nói
Khi an ủi, động viên một người đang cố ý định tự tử, hãy nhẹ nhàng vỗ về họ bằng những từ ngữ thể hiện sự quan tâm của bạn với người đó. Từ đó, họ sẽ cảm thấy tin tưởng thổ lộ tất cả những vấn đề về tâm lý, suy nghĩ đối với bạn. Bạn có thể áp dụng một số câu như sau:
“Tôi rất hiểu những gì bạn đang trải qua”.
Không ai có thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra bằng người trong cuộc, nhưng với câu nói này đôi phần bạn đã thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc đối với họ. Một khi ai đó có suy nghĩ tự tử, chắc hẳn trong tận sâu tâm hồn của họ có một khoảng tối nhất định, không thể tìm lối thoát, và hành động tự tử chính là cách chấm dứt vấn đề một cách nhanh nhất.
“Bạn có thể chia sẻ với tôi về những vấn đề bạn đang gặp phải. Tôi sẽ giúp đỡ bạn”.
Gợi mở câu chuyện cũng là một cách khiến những người có suy nghĩ tự tử cảm thấy bản thân không đơn độc, bởi ít ra còn có những người đồng cảm như bạn. Đặc biệt, cần lưu ý rằng trong quá trình nói chuyện, kiêng kỵ chê trách lỗi lầm, sai trái của họ, nhận ra những điểm mạnh và khích lệ họ nhiều hơn.
“Bạn đang có ý định tự tử phải không ?”
Hỏi trực tiếp ý định tự tử của ai đó là cách khiến họ yên tâm, vững lòng khi luôn có những người bên cạnh quan tâm, an ủi mình. Nhưng trên thực tế cho thấy, những người có suy nghĩ tự tử lại khá e ngại, dè dặt nói lên tâm trạng, triệu chứng của họ. Vì vậy, cần khéo léo và nhẹ nhàng gợi mở câu chuyện khi tiếp xúc với những trường hợp này.
Nhẹ nhàng động viên những người có ý định tự tử
Những điều không nên nói
Trong quá trình chia sẻ, không thể tránh khỏi những tác động tổn thương đến những người từng có ý định tự tử. Nếu bạn chưa tìm được câu từ phù hợp, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây của Tdoctor:
“Tôi không thể hiểu nổi những gì bạn đang nghĩ”.
Một câu nói như này sẽ tạo ra tác động cực kỳ lớn đối với tâm hồn dễ xao động của họ. Bởi vô hình chung chúng ta đang cho rằng họ luôn hành động sai trái và đổ mọi lỗi lầm lên đầu họ.
“Đừng làm điều gì khiến mọi người xung quanh lo lắng thêm nữa”.
Một lần nữa, chúng ta cần nhắc lại rằng đổ lỗi cho người khác là điều không hề hay ho chút nào. Đôi khi rất nhiều biến cố sự việc xảy ra ngoài mong muốn, nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài chứ không phải do hành động vô ý của ai đó. Vì vậy, hãy loại bỏ suy nghĩ này ngay lập tức, bởi sẽ khiến những người xung quanh tự ti, mặc cảm hơn về bản thân mình.
“Gọi cho tôi nếu bạn cảm thấy tồi tệ”
Ồ, có lẽ câu nói này khá kiêng kỵ đối với những người từng có ý định tự tử. Nghe qua thì hơi hời hợt, sở dĩ họ đang có suy nghĩ và hành động tiêu cực như vậy, chẳng có khoảng thời gian rảnh rỗi nào để có thể liên lạc được với bạn cả. Thay vào đó, hãy chủ động tìm kiếm họ, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn hoặc chăm sóc, nấu ăn cho họ thường xuyên.
Cuộc sống là một sự trải nghiệm khá thú vị đối với mỗi con người. Không ai có thể tránh khỏi những bế tắc về tâm lý, tình cảm. Chứ không nên có ý định tự tử, thay vào đó hãy bình tĩnh suy nghĩ với một “cái đầu lạnh”, từ đó tiến đến ánh sáng cuối đường hầm một cách dần dần, chậm rãi.
Vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ Tdoctor TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ với điều kiện tốt nhất. Nếu có thể, chat trực tuyến cùng TS. Vương Thị Thủy - Chuyên khoa Tâm lý TẠI ĐÂY
0 bình luận