PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

2021-04-03 16:44:59

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐAU Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Tổn thương Andersson là tổn thương tại đĩa đệm và thân đốt sống chỉ có ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp. Bệnh được mô tả lần đầu tiên bởi Andersson năm 1937, được phân loại thành 3 nhóm chính căn cứ theo tổn thương liên quan đến bề mặt đĩa đệm của đốt sống, phần sụn khớp. Các tổn thương có sự mất vững tăng dần từ A-E. Tổn thương nào làm mất vững cả 3 cột trụ dẫn đến KHỚP GIẢ trên cột sống bị bệnh li viêm cột sống dính khớp. Bác sĩ xương khớp đánh giá tỷ lệ bệnh lí Andersson từ 1-28% trong cộng đồng người có bệnh viêm cột sống dính khớp.

Trái ngược với biểu hiện đau âm ỉ, liên tục, đau tăng khi ít vận động và đỡ đau khi đi lại ( đau phổ biến thường gặp) trong bệnh viêm cột sống dính khớp, Biểu hiện đau trong bệnh Andersson thường là đau rất nhiều, đau khu trú một vùng lưng, đau tăng khi vận động, đau giảm khi nghỉ ngơi. Mặc dù toàn bộ cột sống bị dính liền và cứng, nhưng vẫn có vùng dễ bị tổn thương nhất dẫn đến bệnh lí Andersson là vùng cột sống đoạn ngực - thắt lưng (T10-L2).

Chúng tôi xin giới thiệu trường hợp anh bệnh nhân Triệu Minh L. 36 tuổi bị bệnh viêm cột sống dính khớp 15 năm nay. Suốt 5 năm gần đây, anh luôn bị đau thắt lưng rất nhiều, đau nhất khi thay đổi tư thế và khi đi lại. Anh đi khám chữa bệnh nhiều nơi nhưng không khỏi. Chỉ khi anh gửi phim cho bác sĩ Hậu, trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Cột sống, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, anh mới biết mình bị bệnh: khớp giả đĩa đệm và cột sống T11-T12, mất vững cột sống và có chỉ định phẫu thuật. Anh và gia đình đã bay từ Cần Thơ về thủ đô Hà Nội để điều trị bệnh trong tháng 11.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cố định cột sống qua cuống T9-L3, cắt 1 phần thân đốt T12 và ghép xương liên thân đốt T11-12.

Ngay sau phẫu thuật anh L. đã cảm nhận được sự khác biệt so với trước mổ, đó là không còn đau thắt lưng nữa. Anh hồi phục sau mổ thuận lợi, tập đi lại được sau mổ 3 ngày và ra viện 10 ngày sau mổ. Sau 1 tháng, anh đã có thể làm việc gần như bình thường.

 

Đặt khám bệnh online với bác sĩ cơ xương khớp của Tdoctor

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.