Tâm lý

Suy giảm nhận thức là gì? - Bác sĩ giải đáp

2021-10-28 00:37:29

Suy giảm nhận thức là những thay đổi nhận thức bất thường so với tuổi nhưng các hoạt động chức năng không thay đổi nhiều. Biểu hiện phổ biến của người bệnh là khó tìm từ để nói, khó tập trung các cuộc trò chuyện, mất phương hướng ở không gian quen thuộc,....

Suy giảm nhận thức là gì? - Bác sĩ giải đáp Suy giảm nhận thức là gì? - Bác sĩ giải đáp

Nếu như trước đây, chứng suy giảm nhận thức ở người cao tuổi là phổ biến hơn cả thì hiện tại, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ từ 35 tuổi trở đi ngày càng tăng lên. Vậy cụ thể, suy giảm nhận thức là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết thế nào, TDoctor sẽ giải đáp ngay sau đây.

Suy giảm nhận thức là gì?

Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau đã được sử dụng để mô tả chứng suy giảm nhận thức trong quá trình lão hóa. Ví dụ như quên lành tính tuổi già, suy giảm trí nhớ liên quan đến độ tuổi hay suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi. 

Thuật ngữ suy giảm nhận thức nhẹ (viết tắt: MCI) là biểu hiện một giai đoạn trung gian giữa quá trình lão hóa tự nhiên, sự phát triển của bệnh lý lão hoá và chứng sa sút trí tuệ.

Cụ thể, suy giảm nhận thức nhẹ là những thay đổi nhận thức bất thường so với tuổi nhưng các hoạt động chức năng không thay đổi nhiều. Do vậy không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán sa sút trí tuệ. MCI được chia thành nhiều thể như: MCI thể mất trí nhớ và các thể không mất trí nhớ. Các suy giảm nhận thức thể mất trí nhớ thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer. 

Suy giảm nhận thức thể không mất nhớ thường gặp ở các bệnh nhân giảm sút chức năng điều hành. Phần lớn các bệnh nhân này có thể được đánh giá là bình thường qua các lần thăm khám.

Nguyên nhân gây ra chứng suy giảm nhận thức

Có hàng loạt nguyên nhân gây ra chứng suy giảm nhận thức thể nhẹ mà bạn nên biết.

  • Nhóm 1: Suy giảm nhận thức xuất phát từ những bệnh lý tồn tại trong cơ thể như tăng huyết áp, tiểu đường, suy giảm hormone hay thậm chí là béo phì,… Mỗi bệnh lý sẽ có những tác động khác nhau gây ra chứng MCI. Chẳng hạn như khi bạn mắc bệnh tiểu đường, các mạch máu bị tổn thương dẫn đến teo não và làm giảm kích thước của vùng lưu trữ trí nhớ.
  • Nhóm 2: Suy giảm nhận thức bắt nguồn từ những thay đổi bất thường trong não bộ như giảm thiểu sử dụng đường glucose trong não, vùng hải mã hoặc  các khoang não thất lớn có chức năng ghi nhớ ngày càng nhỏ lại.

Triệu chứng bệnh phổ biến

Các triệu chứng của suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) thường mơ hồ như:

  • Mất trí nhớ.
  • Rối loạn ngôn ngữ (như khó tìm từ để nói).
  • Giảm chú ý (khó tập trung các cuộc trò chuyện).
  • Giảm kỹ năng thị giác không gian (mất phương hướng trong môi trường quen thuộc mà không có khiếm khuyết gì về vận động hoặc cảm giác).

Triệu chứng của suy giảm nhận thức

Triệu chứng của suy giảm nhận thức

Chẩn đoán chứng suy giảm nhận thức

Để phát hiện ra liệu bạn có bị suy giảm nhận thức nhẹ hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

  • Nói chuyện với bạn và người nhà: Bác sĩ thăm khám sẽ hỏi về những triệu chứng của bạn, những thói quen và hoạt động hàng ngày thay đổi như thế nào. Hỏi về tiền sử bệnh lý và tiền sử sử dụng thuốc..
  • Thăm khám lâm sàng.
  • Hỏi một số câu hỏi để kiểm tra về trí nhớ và suy nghĩ.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chắc chắn không có những bệnh lý khác gây ra triệu chứng mà bạn gặp phải, như:

  • Lấy máu xét nghiệm.
  • Chụp CT hoặc MRI sọ não.
  • Các bài kiểm tra chi tiết về trí nhớ, ngôn ngữ và suy nghĩ.

Phòng ngừa chứng suy giảm nhận thức

Suy giảm nhận thức là giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ. Do vậy, việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ bản thân khỏi chứng bệnh nguy hiểm này. Bạn nên chú ý tới các yếu tố sau để phòng chứng suy giảm nhận thức:

  • Rèn luyện trí não: Các hoạt động kích thích não bộ hoạt động như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi chữ có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh và làm giảm tác động của bệnh.
  • Hoạt động thể chất và xã hội: Các hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát tiến triển của các triệu chứng của bệnh. Theo đó, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và hạn chế ngồi lâu.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3, omega-6 có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Giấc ngủ chất lượng: Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm giúp thần kinh và trí não khỏe mạnh.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi suy giảm nhận thức là gì. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý thần kinh và trí não, bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp với các bác sĩ của TDoctor TẠI ĐÂY!

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.