Phòng & Chữa Bệnh

Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2021-10-15 14:52:18

Giảm tiểu cầu xảy ra khi hàm lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn mức bình thường. Tùy trường hợp mà bệnh sẽ có các nguyên nhân và biểu hiện ra dấu hiệu triệu chứng khác nhau.

 Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu cầu thấp là bệnh lý về máu phổ biến, gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Vậy cụ thể, tiểu cầu thấp là bệnh gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết ra sao? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin sau đây của TDoctor!

Tiểu cầu thấp là bệnh gì?

Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi trên da có vết thương hở, các tiểu cầu sẽ tập trung đến vùng bị thương và hình thành nên cục máu đông để cầm máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi hàm lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn mức bình thường. Nếu hàm lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể sẽ không thể cầm máu được. 

Tiểu cầu thấp được tính khi có thấp hơn 150.000 tiểu cầu/ microlit máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000/microlit máu sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nội nghiêm trọng. Tình trạng này gây tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp đúng cách. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ mà giảm tiểu cầu có thể nhẹ đến nặng và việc điều trị cũng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân của tình trạng tiểu cầu thấp

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu là: Tăng phá hủy ở máu ngoại vi và giảm sinh ở tủy xương. Một số bệnh lý gây ra tình trạng này phải kể đến như:

  • Nhiễm trùng nặng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, nhiễm ký sinh trùng, viêm gan siêu vi C. 
  • Các bệnh có lách to như xơ gan hay cường lách. 
  • Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp. 
  • Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, ung thư máu, ung thư hạch, xơ tủy, ung thư tủy di căn, thiếu máu tan huyết tự miễn,…
  • Các bệnh ảnh hưởng tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12 hoặc vitamin B9. 
  • Một số trường hợp bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang bầu bị giảm tiểu cầu nhưng sau khi sinh thì bình thường và không có triệu chứng.

Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn

Một số triệu chứng thường gặp

Như chúng ta đã biết chức năng chính của tiểu cầu là thực hiện quá trình đông máu. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình trạng xuất huyết như:

  • Xuất huyết dưới da và niêm mạc: Biểu hiện đặc trưng là các chấm, nốt bầm tím xuất hiện trên da, niêm mạc.
  • Thường bị chảy máu cam chảy máu chân răng,...
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài ra máu, nôn ra máu,…
  • Ở phụ nữ có thể gặp kinh nguyệt kéo dài, lượng nhiều, băng huyết,...
  • Hay nặng nhất có thể gặp là xuất huyết não.

Các biện pháp phòng ngừa từ chính người bệnh

Xây dựng một lối sống khoa học lành mạnh chính là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật, bao gồm cả giảm tiểu cầu. Cụ thể như sau:

  • Tránh các hoạt động mạnh có thể gây ra chấn thương, dễ bị va chạm và cần gắng sức nhiều.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên.
  • Sử dụng rượu bia ở mức hợp lý bởi rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. 
  • Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế. Tăng cường các thực phẩm tươi,  gạo lứt, sữa ít béo, đậu, thịt nạc, cá, đặc biệt là rau củ quả.

Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc: Tiểu cầu thấp là bệnh gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa cụ thể. Thực tế, không phải trường hợp nào có lượng tiểu cầu thấp đều phải cần điều trị. Một số trường hợp có thể tự khỏi. Tuy nhiên, hãy liên hệ với Ths. BS. Nguyễn Hoàng Hiệp của TDoctor để được giải thích rõ ràng hơn.

Ths. BS. Nguyễn Hoàng Hiệp hiện đang công tác tại khoa Huyết học lâm sàng tại Bệnh viện 103. 

Chat ngay với Bác sĩ Tại đây

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.