Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch
XÉT NGHIỆM ĐẠI TRÀ COVID-19 CÓ PHẢI LÀ MỘT BIỆN PHÁP TỐT
Số ca mắc virus SARS-CoV-2 (Corona) mới mỗi ngày vẫn chưa có chiều hướng giảm, mức độ lây nhiễm trong cộng đồng theo báo ngày càng tăng trong những ngày qua. Cho nên thành phố vẫn đang ưu tiên xét nghiệm đại trà để tách F0 ra khỏi cộng đồng. Nhưng liệu việc xét nghiệm đại trà Covid-19 có phải là một biện pháp tốt trong tình hình dịch bệnh hiện nay không?
Có cần xét nghiệm đại trà Covid-19 hay không?
Biến thể delta chính là biến chủng của virus SARS-CoV-2 (Corona). Chúng được phát hiện trong các ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. Đây cũng là 1 trong nhóm biến chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là nhóm virus đáng lo ngại nhất hiện nay.
Biến chủng này được đánh giá là biến thể nguy hiểm nhất trong 4 biến thể của virus SARS-CoV-2. Hiện nay, hơn 80 quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng delta và nó cũng đang lây lan với tốc độ chóng mặt.
Với biến chủng delta sự lây lan với tốc độ rất khủng khiếp với R0 = 5 (trung bình một người nhiễm sẽ lây cho tất cả 5 người tiếp xúc).
Chính vì thế, theo bác sĩ Trần Văn Ngọc việc xét nghiệm đại trà trong cộng đồng (bằng test nhanh hay PCR) nhằm bốc nhanh F0 ra khỏi cộng đồng là một ước mơ nhưng không thể vì tốc độ hoàn thành công việc của con người chạy theo tìm con virus kém rất xa tốc độ lây lan của virus.
Không kể hệ luỵ của việc làm này làm cho việc lây lan virus càng dễ hơn do cách tổ chức xét nghiệm đại trà luộm thuộm thiếu khoa học (lần 1), nhất là những người già nguy cơ cao chưa được tiêm ngừa (đang trú ẩn trong nhà suốt) là điều khó tránh khỏi .
Chúng ta càng đuổi theo việc xét nghiệm đại trà để sàng lọc hay truy vết sẽ càng đuối sức mà kết quả không đạt được do mức độ nhiễm trong cộng đồng thời gian qua đã rất phổ biến rồi (xin ý kiến của nhà dịch tễ học những con số hiện tại và tiên đoán tỷ lệ nhiễm / dân số TP).
Vậy nên làm gì trước tình hình diễn biến của dịch Covid hiện nay?
- Lúc này là lúc chọn phương án phòng thủ hơn là tấn công để tránh thiệt hại về người và của như TP đang làm là hạn chế tử vong, chăm sóc bệnh nhân sớm tại nhà và chuyển đi bệnh viện kịp thời.
- Củng cố thật mạnh mạng lưới kết nối từ gia đình – khu phố - phường – quận/ huyện – thành phố, kịp thời đưa bệnh nhân nguy cơ cao hay bệnh nặng được sơ cứu và chuyển tuyến kịp thời.
- Mạng lưới cấp cứu 115 là tổng chỉ huy và là nơi chịu trách nhiệm điều phối mạng lưới này, dưới sự hỗ trợ của CNTT .
- Tập trung oxy đủ và không gián đoạn cho mọi tuyến là cách tốt nhất hạn chế tử vong bên cạnh tăng tốc chủng ngừa và 5K .
Ngoài ra chúng ta dồn mọi nỗ lực cho Covid, hình như quên đi những bệnh cấp cứu khác, cũng chết không thua gì đâu: Đợt cấp COPD, cơn hen cấp, TBMMN, NMCT,…. Bằng chứng là nhiều nơi không tiếp nhận dù đang trong tình trạng cấp cứu!
Vấn đề kinh tế trong chống dịch
Một góp ý nữa: Kinh tế - xã hội không thể tách rời việc chống dịch. Kinh tế xã hội suy giảm, thiếu ăn sẽ làm dịch bệnh tăng khó kiểm soát. Vì nhu cầu sống quan trọng không thua gì nhu cầu chống dịch.
Khi đói quá thì phải ra khỏi nhà tìm mọi cách để sống, qua đó dịch bệnh cũng sẽ tăng theo. Chuyện hồi hương của người dân khi TP tuyên bố thêm 1 tháng CT16 nữa là một ví dụ về tìm con đường sống mặc dù họ biết sẽ mang dịch về quê!
Trên đây là 1 số chia sẻ từ bác sĩ Trần Văn Ngọc về chuyện xét nghiệm đại trà. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sức khỏe thì bạn có thể liên lạc với tdoctor.vn để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ thêm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt câu hỏi miễn phí và đặt lịch hẹn khám cùng bác sĩ Trần Văn Ngọc - chuyên khoa hô hấp. Để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ cho bạn.
0 bình luận