Phòng & Chữa Bệnh

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

2021-06-02 19:42:19

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở, hồi phục không hoàn toàn, do quá trình viêm gây phù nề và co thắt đường thở.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) - Chronic obtructive pulmonary disease (COPD)

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở, hồi phục không hoàn toàn, do quá trình viêm gây phù nề và co thắt đường thở. Nguyên nhân của quá trình viêm và co thắt đường thở là do đường thở tiếp xúc kéo dài với các phân tử khí độc hại, hàng đầu là khói thuốc lá, ngoài ra còn do khói bếp than, rơm rạ, khí đốt, khí thải ...

- Bệnh tiến triển nặng theo thời gian nếu không được điều trị, là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được

- Xen kẽ giữa các giai đoạn bệnh ổn định là các đợt cấp của bệnh. Đợt cấp BPTNMT có biểu hiện các triệu chứng ho, khó thở nặng lên và không đáp ứng với điều trị thông thường. Đợt cấp của BPTNMT là nguyên nhân tử vong chính của bệnh. Nguyên nhân gây xuất hiện đợt cấp thường là nhiễm trùng, không dùng thuốc thường xuyên hoặc dùng thuốc sai kỹ thuật

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Triệu chứng của BPTNMT tiến triển từ từ. Những triệu chứng ban đầu có vẻ nhẹ, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm

- Ho – ban đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần suốt ngày đêm

- Ho ra đờm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc đờm

- Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng, khó thở khi lao động nặng, leo cầu thang bộ. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được - nhiều trường hợp phải thở oxy kéo dài

- Thở khò khè - do phế nang bị viêm và tắc nghẽn do ứ đọng đờm

- Mệt nhọc, thiếu sức, gầy yếu, suy kiệt dần

- Căng tức ngực

Chẩn đoán BPTNMT

- Bác sĩ chẩn đoán BPTNMT dựa trên hỏi kỹ tiền sử, bệnh sử, nghe phổi, phim chụp Xquang ngực và đo chức năng hô hấp

Điều trị BPTNMT

- Điều quan trọng nhất là chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, khi bệnh chưa nặng nề để bảo tồn chức năng phổi không bị suy giảm. Bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị. Các đợt cấp sẽ xuất hiện nhiều hơn và ngày một nặng. Mức độ khó thở cũng tăng dần.

- Mục tiêu điều trị là giảm sự khó thở và ít xuất hiện đợt cấp phải nhập viện.

- Điều trị đợt cấp phải nhập viện, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh, corticoid toàn thân, khí dung thuốc giãn phế quản và oxy liệu pháp (thở oxy, thở máy không xâm lấn)

- Khi đợt cấp đã được điều trị ổn định. Người bệnh cần chuyển sang điều trị duy trì bằng các thuốc dạng xịt, hít để tránh bị đợt cấp tiếp theo. Quan trọng là phải dùng thuốc hàng ngày, đủ liều và đúng kỹ thuật để đưa được thuốc vào phổi. Một số thuốc dùng cho giai đoạn duy trì như: Spiriva Respimat, Ultibro Breezhaler, Symbicort Tubuhaler, Seretide Accuhaler, Seretide Evohaler, Spiolto Respimat, Anoro Elipta, Seebri Breezhaler, ...

- Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị ngoại trú, dùng thuốc thường xuyên ở nhà. BPTNMT là bệnh mạn tính kéo dài, do đó cần điều trị hàng ngày, thường xuyên, liên tục. Điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định ngoài dùng thuốc xịt, hít còn bao gồm: tránh các tác nhân gây bệnh (thuốc lá, ...) tập phục hồi chức năng hô hấp, chế độ dinh dưỡng phù hợp, tiêm phòng vắc-xin cúm 1 năm/1 lần, vắc-xin phế cầu 5 năm/lần

- Theo dõi điều trị: Bạn cần đến tái khám và đánh giá lại 1 tháng/1 lần để bác sĩ có thể lựa chọn phác đồ thuốc phù hợp nhất.

Liên hệ bác sĩ Nguyễn Ngọc Trường Thi

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.