TDOCTOR: BS90028
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 15

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode Bác sĩ Trần Nam Chung
Không có thông báo nào từ bác sĩ
Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương khớp, Trường Đại học Y Dược (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khám chữa các bệnh lý nội khoa về cơ quan vận động: đau cơ xương khớp, đau lưng thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai gáy, các bệnh viêm khớp, Gút, các bệnh viêm cơ, loạn dưỡng cơ, nhược cơ, viêm đa cơ, viêm da cơ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, loãng xương, viêm cột sống dính khớp, các bệnh lí phần mềm cạnh khớp, viêm gân, điểm bám gân, bao gân, bong gân, các chấn thương thể thao. Điều trị bằng các biện pháp tiên tiến, cập nhật: nội khoa, can thiệp nội ngoại khớp, nội soi khớp, rửa khớp, các biện pháp tiêm chất nhờn, collagen nội khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Có kinh nghiệm gần 20 năm công tác tại Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình, bệnh viện E, với sự dẫn dắt của GS.TS. Trần Ngọc Ân, chủ tịch hội Thấp khớp học Việt Nam. Hiện là Phó trưởng khoa Cơ xương khớp. Tu nghiệp tại Đại học Y Hannover 2011-2012 và Đại học Y Leipzig 2015, CHLB Đức. Tham gia giảng dạy cho sinh viên y khoa và học viên sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược, ĐHQG HN. Thực hiện được tất cả các phương pháp điều trị, can thiệp nội ngoại khớp, tiêm khớp, nội soi khớp.

Chuyên khoa

Dịch vụ

Nơi công tác

Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương khớp, Trường Đại học Y Dược (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Kinh nghiệm

Khám chữa các bệnh lý nội khoa về cơ quan vận động: đau cơ xương khớp, đau lưng thắt lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai gáy, các bệnh viêm khớp, Gút, các bệnh viêm cơ, loạn dưỡng cơ, nhược cơ, viêm đa cơ, viêm da cơ, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, loãng xương, viêm cột sống dính khớp, các bệnh lí phần mềm cạnh khớp, viêm gân, điểm bám gân, bao gân, bong gân, các chấn thương thể thao. Điều trị bằng các biện pháp tiên tiến, cập nhật: nội khoa, can thiệp nội ngoại khớp, nội soi khớp, rửa khớp, các biện pháp tiêm chất nhờn, collagen nội khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Có kinh nghiệm gần 20 năm công tác tại Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình, bệnh viện E, với sự dẫn dắt của GS.TS. Trần Ngọc Ân, chủ tịch hội Thấp khớp học Việt Nam. Hiện là Phó trưởng khoa Cơ xương khớp. Tu nghiệp tại Đại học Y Hannover 2011-2012 và Đại học Y Leipzig 2015, CHLB Đức. Tham gia giảng dạy cho sinh viên y khoa và học viên sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược, ĐHQG HN. Thực hiện được tất cả các phương pháp điều trị, can thiệp nội ngoại khớp, tiêm khớp, nội soi khớp.

Quá trình đào tạo

Đại học Y Hà Nội

Giá tư vấn

10,000 Vnđ/Phút

  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào em,
    Em bị gãy xương quay 1 tháng chưa liền. Em cần đến bệnh viện, gặp bs chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sớm để xác định xem còn điều trị bảo tồn được ko, hay phải phẫu thuật nhé.
    Thân mến
    Chào em,
    Em bị gãy xương quay 1 tháng chưa liền. Em cần đến bệnh viện, gặp bs chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sớm để xác định xem còn điều trị bảo tồn được ko, hay... Xem thêm
  • Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

    Phó nội khoa của bệnh viện tỉnh Thái Bình. 20 năm công tác các chuyên ngành Nội tổng hợp: Tim mạch, Tiêu hóa, Lão khoa, Thần kinh, Nội tiết, Cơ xương khớp,vv...

    có thể do căng cơ do bước chân không thăng bằng, những ngày đau bạn hạn chế vận động bàn chân nhé.
    có thể do căng cơ do bước chân không thăng bằng, những ngày đau bạn hạn chế vận động bàn chân nhé.
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Có 2 vấn đề ở đây:
    1. Bây giờ bạn đau là do vấn đề gì? Có thể cơ nhưng có thể tổn thương gân, viêm khớp bàn chân, ...
    Bạn nên đến khám bs chuyên khoa khớp để xác định chính xác vấn đề này.
    Sau đó mới trả lời được vấn đề số 2 là liệu có phải di chứng chấn thương cũ không và cách xử trí, điều trị tiếp theo là gì nhé.
    Thân mến
    Chào bạn,
    Có 2 vấn đề ở đây:
    1. Bây giờ bạn đau là do vấn đề gì? Có thể cơ nhưng có thể tổn thương gân, viêm khớp bàn chân, ...
    Bạn nên đến khám bs chuyên khoa... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Bạn không nói rõ tình trạng của bạn, chế độ tập luyện của bạn, ... thì rất khó để trả lời.
    Về nguyên tắc, nếu bạn tập luyện chuyên nghiệp, mức độ nặng thì bạn cần được đào tạo và cần huấn luyện viên hỗ trợ, giám sát.
    Nếu là tập luyện để giữ sức khỏe thì cần lắng nghe cơ thể mình, cần khởi động cả trước và sau khi tập luyện, sử dụng bảo hộ, chế độ ăn uống đủ chất, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và nghỉ ngơi!
    Thân mến.
    Chào bạn,
    Bạn không nói rõ tình trạng của bạn, chế độ tập luyện của bạn, ... thì rất khó để trả lời.
    Về nguyên tắc, nếu bạn tập luyện chuyên nghiệp, mức độ... Xem thêm
  • Nguyễn Thị Huyền Trang

    Nhờ bác sĩ tư vấn giúp e ạ, cháu kêu đau nhiêù e chỉ biết cho uống giảm đau, mà uống nhiều k tốt ạ
    Nhờ bác sĩ tư vấn giúp e ạ, cháu kêu đau nhiêù e chỉ biết cho uống giảm đau, mà uống nhiều k tốt ạ
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Thuốc đương nhiên là không nên tùy tiện, nhưng nếu có bệnh cần điều trị thì nhiều khi phải uống nhiều thuốc và thậm chí trong nhiều ngày.
    Vấn đề là làm sao điều trị đúng và hiệu qủa. Đau thần kinh liên sườn có nhiều dạng khác nhau. Nhiều trường hợp có thể khỏi được.
    Lời khuyên là bạn nên tuân thủ chế độ điều trị và khám lại bs đó khi hết thuốc hay có bất thường. Trong trường hợp không hiệu qủa thì có thể khám bs chuyên khoa Thần kinh, hay cơ xương khớp nhé.
    Thân mến.
    Chào bạn,
    Thuốc đương nhiên là không nên tùy tiện, nhưng nếu có bệnh cần điều trị thì nhiều khi phải uống nhiều thuốc và thậm chí trong nhiều ngày.
    Vấn đề là làm... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Để có câu trả lời tốt nhất thì bạn nên trao đổi với bs phẫu thuật cho bạn, khi khám lại nhé.
    Về nguyên tắc thì vị trí gãy của bạn có khả năng liền tốt và nếu tập phục hồi chức năng phù hợp thì không bị hạn chế vận động hay bị dính khớp vai.
    Thông thường khoảng sau 1 năm thì nên cân nhắc để tháo dụng cụ và tập luyện để hồi phục hoàn toàn nhé.
    Thân mến.
    Chào bạn,
    Để có câu trả lời tốt nhất thì bạn nên trao đổi với bs phẫu thuật cho bạn, khi khám lại nhé.
    Về nguyên tắc thì vị trí gãy của bạn có khả năng liền tốt... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Bạn không mô tả đầy đủ các thông tin như tuổi tác, giới tính, công việc, tình hình sức khỏe, các bệnh lí kèm theo, chế độ vận động, ... nên rất khó nói chính xác. Đau cổ có thể liên quan đến tư thế nằm ngủ, tuy nhiên, nên nằm ngủ tư thế nào thì phải tùy theo từng người, không bắt buộc phải nằm gối, hay nghiêng trái, phải. Nếu như trước đây bạn không đau, nhưng sau khi thay đổi tư thế thì hay bị đau cổ khi ngủ dậy, thì cần phải thay đổi lại tư thế, đổi lại gối đầu.
    Đôi khi, cột sống cổ có thể đau do tư thế làm việc, do thay đổi thời tiết, do gió lạnh từ điều hòa thổi liên tục, sau khi uống rượu bia buổi tối, ...
    Nhưng nếu không có yếu tố gì thay đổi mà cứ có hiện tượng đau cổ, thì bạn nên đến khám bác sĩ cơ xương khớp để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị phù hợp với mình.
    Chúc bạn chóng khỏe. Thân ái!
    Chào bạn,
    Bạn không mô tả đầy đủ các thông tin như tuổi tác, giới tính, công việc, tình hình sức khỏe, các bệnh lí kèm theo, chế độ vận động, ... nên rất khó nói... Xem thêm
  • Bác sĩ Trượng Tấn Phát

    Các bệnh lý thường khám: thoái hóa cột sống,thoát vị đĩa đệm,, đau cổ vai gáy, viêm chu vi vai, thoái hóa khớp gối, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, tai biến

    chào bạn, bạn có hay xuất hiện các triệu chứng đau như vậy không, có thể chẩn đoán sơ bộ là cứng căng cứng cơ cổ, nếu được bạn cần chụp x quang r đến các cơ sở vật lý trị liệu để điều trị: việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với các phương pháp trị liệu bằng tay giúp bạn lấy lại sự cân bằng của hệ thống cơ và các rối loạn cấu trúc chức năng của cột sống cổ nha..chúc bạn có nhiều năng lượng
    chào bạn, bạn có hay xuất hiện các triệu chứng đau như vậy không, có thể chẩn đoán sơ bộ là cứng căng cứng cơ cổ, nếu được bạn cần chụp x quang r đến các cơ sở... Xem thêm
  • Tiến sĩ, Bác sĩ NGUYỄN ĐỨC ANH

    Tiến sĩ bác sĩ chuyên ngành Phẫu Thuật Thần Kinh Sọ não và cột sống, đã từng công tác tại bệnh viện Việt Đức va Bạch Mai, nay chuyển về Bệnh viện E, ở

    Bác nên chụp phim xem có yếu tố chèn ép TK ko đã nhé, những thuốc bác uống chỉ là tạm thời thôi
    Bác nên chụp phim xem có yếu tố chèn ép TK ko đã nhé, những thuốc bác uống chỉ là tạm thời thôi
  • Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

    Phó nội khoa của bệnh viện tỉnh Thái Bình. 20 năm công tác các chuyên ngành Nội tổng hợp: Tim mạch, Tiêu hóa, Lão khoa, Thần kinh, Nội tiết, Cơ xương khớp,vv...

    Chào bạn, bạn có bị sỏi thận trái không? Nếu bạn không bị sỏi thận thì bạn cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng , từ đó bs sẽ cho bạn lời khuyên, còn khi chưa thể đi khám lại được thì lúc đau bạn dùng thuốc trên nhưng chỉ 3-5 ngày thôi, sau ăn no.
    Chào bạn, bạn có bị sỏi thận trái không? Nếu bạn không bị sỏi thận thì bạn cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng , từ đó bs sẽ cho bạn lời khuyên, còn khi... Xem thêm
  • Lê Trọng Quảng

    Cảm ơn các bác sĩ đã tư vấn.
    Lúc khám bệnh do đau lưng, tôi cũng có chụp siêu âm và phát hiện là có sỏi thận thận trái 9mm . Có khi nào là do sỏi thận gây ra đau thắt lưng trái dài dẳng không vậy bác sĩ ?
    Cảm ơn các bác sĩ đã tư vấn.
    Lúc khám bệnh do đau lưng, tôi cũng có chụp siêu âm và phát hiện là có sỏi thận thận trái 9mm . Có khi nào là do sỏi thận gây ra đau thắt... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bác,
    thực ra các vấn đề sức khỏe rất khó để trả lời đầy đủ chỉ với một vài thông tin. Nhưng với những thông tin như bác cung cấp cũng chưa khẳng định được chắc chắn. Đau thắt lưng đó có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, sỏi thận cũng có thể gây đau thắt lưng tuy nhiên sẽ có thể có một số các biểu hiện khác ví dụ như đau khi vỗ vào thắt lưng nhưng nằm yên có thể đau ít, nước tiểu có thể đỏ hoặc vàng sậm, đái buốt, ... ngoài ra, còn có thể đau thắt lưng do các nguyên nhân tại vùng cột sống. Để khẳng định nguyên nhân, bác nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ đang khám và điều trị cho bác, hoặc đến khám với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, ngoại cột sống, thần kinh, thận tiết niệu để xác định chính xác nguyên nhân, để từ đó có phương án điều trị triệt để, hiệu quả.
    Trước mắt, tuyệt đối không nên tự uống thuốc như thế, vì rất nhiều tác dụng phụ sẽ xuất hiện và làm trầm trọng vấn đề sức khỏe của bác.
    Chúc bác chóng khỏe. Thân ái!
    Chào bác,
    thực ra các vấn đề sức khỏe rất khó để trả lời đầy đủ chỉ với một vài thông tin. Nhưng với những thông tin như bác cung cấp cũng chưa khẳng định được... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    thực ra, nếu vết mổ khô, đã được cắt chỉ, thì hẳn là đã đến giai đoạn tập luyện, hồi phục về tầm vận động khớp, rồi sau đó sẽ hồi phục động tác đi lại. Diễn biến bệnh có thể thay đổi giữa các người bệnh khác nhau, tùy vào cơ địa, vào tính chất và mức độ của U bao hoạt dịch. Bác sĩ phẫu thuật cho bạn sẽ là người theo dõi và nắm bắt sát sao diễn biến cho bạn. Thông thường sau khi cắt chỉ, bạn cần được tập hồi phục chức năng, và dần tập đi lại. Trong giai đoạn này của bạn, mình cần sự theo dõi của bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ cơ xương khớp và bác sĩ phục hồi chức năng nhé.
    Chúc bạn chóng hồi phục sức khỏe nhé. Thân ái!
    Chào bạn,
    thực ra, nếu vết mổ khô, đã được cắt chỉ, thì hẳn là đã đến giai đoạn tập luyện, hồi phục về tầm vận động khớp, rồi sau đó sẽ hồi phục động... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    Câu hỏi từ lâu rồi nên bây giờ hẳn là bố em đã được điều trị rồi. Thông thường, những chấn thương như thế này có thể gây ra hoặc chấn thương tại chỗ, ngoài da, dưới da, phần mềm, hoặc là gây ra những tổn thương bên trong, xuyên qua thành ngực, có thể gãy xương, thủng màng phổi, có thể tràn máu, tràn khí màng phổi. Đau là biểu hiện thường gặp, nhưng sưng và khó thở là biểu hiện nặng. Ngay sau khi có biểu hiện này, thì người bệnh cần được các bác sĩ chấn thương chỉnh hình, bác sĩ ngoại khoa, bác sĩ cơ xương khớp thăm khám để đánh giá mức độ và các điều trị phù hợp.
    Trong trường hợp, các tổn thương vùng ngực, sau khi được điều trị, nội hoặc ngoại khoa, nếu chưa hồi phục hoàn toàn, thì người bệnh nên đến khám lại bác sĩ phẫu thuật cho mình, hoặc các bác sĩ cơ xương khớp, phục hồi chức năng để hồi phục tối đa.
    Chúc bố của bạn khỏe. Thân ái!
    Chào bạn,
    Câu hỏi từ lâu rồi nên bây giờ hẳn là bố em đã được điều trị rồi. Thông thường, những chấn thương như thế này có thể gây ra hoặc chấn thương tại... Xem thêm
  • Bác sĩ Trần Nam Chung

    Chuyên khoa: Nội Cơ xương khớp Trường Đại học Y Hà Nội Nơi công tác: Khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E (thuộc Bộ Y tế), và Bộ môn Nội Cơ xương

    Chào bạn,
    chuyện ngã xe máy từ 3 năm trước thì bây giờ rất khó nói chính xác là có tổn thương gì đến chân bạn. Nhưng chuyện đau cổ chân 3 năm nay thì chứng tỏ chưa hồi phục hoàn toàn. Phần lớn những trường hợp này là do các tổn thương gân, màng hoạt dịch hoặc sụn khớp vùng cổ chân. Trước hết, bạn không nên vận động quá nhiều, quá mạnh ở cổ chân đau. Nên đi giày thể thao, cao cổ càng tốt.
    Và bạn nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, phục hồi chức năng để đánh giá chính xác tình trạng để có phương án điều trị tốt nhất cho bạn nhé.
    Chúc bạn chóng khỏe. Thân ái!
    Chào bạn,
    chuyện ngã xe máy từ 3 năm trước thì bây giờ rất khó nói chính xác là có tổn thương gì đến chân bạn. Nhưng chuyện đau cổ chân 3 năm nay thì chứng tỏ chưa... Xem thêm

Nhận xét về Bác sĩ Trần Nam Chung

Bạn đã sử dụng dịch vụ của Bác sĩ Trần Nam Chung? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.