Tai Mũi Họng

Làm thế nào để giữ vệ sinh tai mũi họng mùa Covid

2021-10-15 16:26:57

Bệnh về tai mũi họng là bệnh phổ biến đối với mọi người nhưng không phải ai cũng lường trước được các tác hại của nó đối với sức khỏe. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid hoành hành, việc giữ vệ sinh tai mũi họng lại trở nên càng cần thiết khi nó có thể giảm nguy cơ bị bệnh,

Làm thế nào để giữ vệ sinh tai mũi họng mùa Covid Làm thế nào để giữ vệ sinh tai mũi họng mùa Covid

Tai mũi họng được coi là cửa khẩu “quan trọng” cho sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và nấm. Vì vậy việc giữ vệ sinh tai mũi họng được coi là 1 việc làm cần thiết để diệt trừ các mầm bệnh đó. Đặc biệt trong mùa covid thì việc làm này lại càng trở nên quan trọng bởi virus covid 19 cơ trú ban đầu ở niêm mạc mũi, họng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân, hãy cùng TDoctor tìm hiểu cách giữ vệ sinh tai mũi họng đúng cách nhé.

1. Tại sao bệnh tai mũi họng lại là khởi đầu của nhiều bệnh lý khác?

Như chúng ta đã biết, tai-mũi- họng là các hốc thông nhau vì vậy chúng ta luôn thường thấy các bệnh về tai- mũi- họng thường liên quan đến nhau và ít khi tách thành các bệnh riêng lẻ. 

Hai vấn đề thường gặp nhất của tai-mũi- họng đó chính là nhiễm khuẩn và dị ứng.

Lớp niêm mạc ở tai, mũi, họng được chi phối hệ thống mạch máu và thần kinh dày đặc. Đồng thời tai, mũi, họng ở các vị trí rất “ đắc địa”  khi gần các bộ phận quan trọng như: não, màng não, các mạch máu lớn, các dây thần kinh quan trọng.

Tai là nơi tiếp nhận những âm thanh, mũi là thứ rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta hô hấp, họng là nơi dẫn thức ăn xuống đường tiêu hóa. Vì vậy tổn thương ở tai - mũi - họng có thể làm ảnh hưởng đến thần kinh, đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngược lại.

2. Các đặc điểm bệnh lý ở tai, mũi, họng

Như chúng ta đã biết, tai, mũi và họng là các hốc được thông với nhau nên các bệnh lý về tai mũi họng không chỉ riêng 1 bộ phận mà chúng liên kết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh quản vì họng - mũi - thanh quản thông với nhau; viêm họng - mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang.

                               Các bệnh lý tai, mũi, họng thường liên quan đến nhau

Do là nơi “đón đầu” vì vậy tai, mũi , họng là các bộ phận phải hứng chịu nhiều nhất từ yếu tố môi trường và rõ rệt nhất đó chính là nhiễm khuẩn và dị ứng. Khí hậu thay đổi, trời quá hanh khô hoặc quá ẩm ướt; nhiệt độ thay đổi liên tục cũng có thể là nguyên nhân hình thành bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng.

Các bệnh lý về tai, mũi họng thường sẽ có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,.. Do vậy, những phản ứng của thuốc khi điều trị các bệnh này có thể gây nguy hiểm đến các bộ phận khác thậm chí là gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Hiện nay trong thời kỳ covid, việc vệ sinh tai, mũi , họng cẩn thận lại càng trở nên cần thiết bởi khi vệ sinh các bộ phận này 1 cách sạch sẽ thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ virus xâm nhập, đồng thời hỗ trợ lây nhiễm, chống virus phát tán mạnh hơn.

3.Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh tai, mũi, họng

3.1. Ngoáy mũi thường xuyên

ngoáy mũi thường xuyên

Ngoáy mũi là 1 thói quen của đa số mọi người. Nhiều người vô thức ngoáy mũi như 1 thói quen và đây là 1 hành động xấu- không chỉ xấu về mặt sức khỏe mà còn xấu cho thẩm mỹ của chiếc mũi.

Thực tế thì niêm mạc vách mũi rất mỏng, là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ để sưởi ẩm luồng không khí hít vào. Đặc biệt, ngay phần trước vách mũi có 1 điểm mạch máu rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần hắt hơi mạnh, móc mũi… là sẽ gây ra chảy máu cam. Đồng  thời tay là 1 nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, khi đưa tay vào mũi, bạn đã vô tình đưa rất nhiều vi khuẩn, virus vào trong cơ thể. Không những thế ngoáy mũi sẽ làm mũi bạn to ra, làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

3.2.Nhổ lông mũi

Nhổ lông mũi - 1 việc làm tưởng chừng như mang lại vẻ bề ngoài sạch sẽ, sáng sủa nhưng thực ra lại là việc làm hết sức gây hại.Các  sợi lông ở mũi có tác dụng giữ lại các hạt bụi trong không khí để bảo vệ cho đường hô hấp. Khi bạn nhổ lớp “ màng ngăn bảo vệ này đi, các hạt bụi đó sẽ đi thẳng vào trong ống hô hấp từ đó gây 1 số bệnh về đường hô hấp,...Đồng thời  việc nhổ lông mũi sẽ khiến mũi dễ gây tổn thương, gây viêm mũi. Nếu lông mũi quá dài gây mất thẩm mỹ, tay vì nhổ chúng, hãy cắt chúng gọn gàng.

3.3. Dùng xịt mũi, nhỏ mũi nhiều lần

Không nên sử dụng xịt mũi, nhỏ mũi quá nhiều

Niêm mạc mũi được phủ bởi lớp nhầy, có tác dụng bảo vệ mũi, giữ ẩm và giữ bụi. Việc thường xuyên xịt rửa mỗi ngày dù mũi không bị bệnh không những không đem lại lợi ích gì mà còn có hại thêm, do làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ mũi.

Nhiệt độ của nước rửa mũi cũng ảnh hưởng tới mũi. Nếu nước rửa quá lạnh có thể gây co mạch máu, giảm miễn dịch tại chỗ, rối loạn chức năng vòi nhĩ và có thể dẫn tới viêm tai giữa. Vì vậy, vào những ngày bình thường, chúng ta không nên xịt mũi hay nhỏ nước mũi. Đồng thời, nếu bị viêm hô hấp, hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng nhiều.

3.4.Ngoáy tai thường xuyên

Việc ngoáy tai tạo cho người ngoáy 1 cảm giác dễ chịu và thích thú. Nếu ngoáy tai quá thường xuyên, bạn có thể sẽ bị nghiện hội chứng này. Tuy nhiên việc ngoáy tai quá thường xuyên sẽ khiến tổn thương ống tai ngoài.

Vì vậy, bạn không nên ngoáy tai quá thường xuyên. Nếu tai bạn bị ướt, đừng cố dùng bông ngoáy tai, hãy sử dụng khăn để lau sạch tai và thấm nước ở trong tai bạn.

3.5.Lấy ráy tai không đúng cách

Ráy tai nằm trong ống tai ngoài, là một chất không thấm nước có tác dụng bảo vệ tai khỏi chấn thương, nhiễm trùng hay dị vật từ bên ngoài. Việc lấy vật sắc, nhọn để lấy ráy tai là 1 việc hết sức nguy hiểm bởi nó có thể gây tổn thương, trầy xước ống tai từ đó dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu trong tai.

Đồng thời những công cụ này chưa được khử trùng nên nếu chảy máu thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao, chưa kể việc lấy ráy tai sai có thể tự đẩy các chất bẩn vào sâu bên trong. Đôi khi không may đẩy tay quá sâu khiến lớp màng nhĩ bị thủng.

3.6. Lạm dụng dung dịch sát khuẩn họng miệng quá thường xuyên

Dung dịch sát khuẩn miệng, họng rất được ưa chuộng bởi người ta tin rằng súc miệng bằng nước sát trùng diệt hết vi khuẩn, hơi thở thơm tho. Tuy nhiên hiện nay đa số nước sát trùng có thêm mùi hương và vị hương đồng thời, độ cồn trong các dung dịch khá cao không phù hợp với sinh lý niêm mạc. Đồng thời dung dịch này có gây gia tăng nguy cơ ung thư.

4. Tác hại của bệnh tai, mũi, họng

 Bệnh tai, mũi họng có rất nhiều tác hại

  • Bệnh- tai- mũi- họng nếu không trị dứt điểm trở thành bệnh mãn tính
  • Khi bị bệnh tai- mũi -họng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Chẳng hạn như viêm mũi khi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt...), viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng.
  • Tai mũi họng là dầu ngõ của con đường thở, vì vậy những khi bị bệnh ở những bộ phận này  có thể  gây tắc thở nhanh chóng.

5. Làm thế nào để giữ vệ sinh tai, mũi , họng

  • Vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ để tránh bụi bẩn.
  • Thời tiết khi thay đổi cần mặc kín và ấm, đi ra ngoài nên có khẩu trang, mặc áo kín cổ quàng khăn giữ ấm cho cổ.
  • Giữ vệ sinh tai mũi họng: Vệ sinh tai và mũi bằng nước muối có ở hiệu thuốc, sau khi nhỏ nước muối nên dùng tăm bông lau khô.
  • Hằng ngày, cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra nên pha nước muối, hoặc mua các sản phẩm khử trùng dùng để súc miệng.
  • Luôn có chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe tốt, bổ sung các vitamin cần thiết.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra tai mũi họng), khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm và ngăn ngừa những biến chứng, sự phát triển thành các bệnh khác nghiêm trọng hơn , ảnh hưởng sức khỏe dài lâu.
  •  Trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, các biện pháp phòng chống tai, mũi, họng là các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ thể trong mùa dịch, giảm thiểu khả năng lây nhiễm và cũng giúp cơ thể có những kháng thể để chống lại virus covid 19 gây bệnh.

Nếu còn có gì thắc mắc, các bạn có thể liên hệ với các bác sĩ online 24/7 tai tdoctor để được giải đáp cụ thể và chi tiết nhất

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ, Thạc Sĩ Nguyễn Chí Trung Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc

Trò chuyện miễn phí cùng Bác sĩ tại đây

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.