Phòng & Chữa Bệnh

Khi nào cần đặt máy tạo nhịp tim?

2021-04-14 12:39:20

Đặt máy tạo nhịp là một trong những liệu pháp không dùng thuốc thành công nhất và xuất hiện sớm nhất trong xử lý rối loạn nhịp tim.

Khi nào cần đặt máy tạo nhịp tim? Khi nào cần đặt máy tạo nhịp tim?
Hàng triệu máy tạo nhịp đã được sử dụng kể từ khi chiếc máy tạo nhịp đầu tiên được Elmquist và Senning đặt cho bệnh nhân từ năm 1958.
Tại sao cần đặt máy tạo nhịp?
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều hoặc quá chậm hoặc quá nhanh, có thể do bẩm sinh, do tuổi già, tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim, rối loạn về thần kinh cơ, biến chứng sau phẫu thuật tim hở điều trị bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh…
Những trường hợp bệnh nặng khiến tim hoạt động không hiệu quả, không cung cấp đủ máu cho cơ thể có thể đưa đến các dấu hiệu và triệu chứng như mệt mỏi, ngất, khó thở, lú lẫn…
Chính vì vậy, bác sĩ cần đặt máy tạo nhịp cho những trường hợp cần thiết, phổ biến nhất là nhịp tim chậm (tình trạng tim đập chậm hơn bình thường) và nghẽn dẫn truyền tim (tình trạng xung điện truyền trong tim chậm hơn bình thường hoặc bị tắc nghẽn).
Máy tạo nhịp cấu tạo bởi hai thành phần là bộ phận điều khiển và dây điện cực. Một đầu dây điện cực gắn với bộ phận điều khiển, đầu dây kia sẽ được gắn vào tim. Bộ phận điều khiển là một hộp kim loại nhỏ, nhẹ, chứa pin và mạch điện để điều chỉnh tần số xung điện và gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim qua dây điện cực gắn vào tim. Xung điện này sẽ làm tim co bóp theo tần số đã cài đặt.
Máy tạo nhịp có thể làm tăng nhịp tim ở những trường hợp nhịp tim chậm, giúp điều khiển nhịp tim bất thường hoặc quá nhanh, đồng bộ hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất, giúp buồng thất co bóp hiệu quả ở những trường hợp rối loạn nhịp nhĩ như rung nhĩ, ngăn ngừa các rối loạn nhịp nguy hiểm...
Máy tạo nhịp có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đặt máy tạo nhịp tạm thời để khắc phục các vấn đề tạm thời về nhịp tim như nhịp tim chậm sau nhồi máu cơ tim, sau phẫu thuật tim hoặc dùng thuốc quá liều… Thường thì đặt máy tạo nhịp tạm thời dùng để cấp cứu và sử dụng cho đến khi các rối loạn về nhịp hồi phục hoặc được điều trị ổn.
>>> Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để điều trị các vấn đề về nhịp tim kéo dài hoặc không hồi phục.
*** Có hai phương pháp đặt máy tạo nhịp là đặt dưới nội mạc và đặt ở ngoại tâm mạc. Bộ phận điều khiển sẽ được gắn ở dưới da tại ngực hoặc bụng qua một phẫu thuật nhỏ.
>> Trong phương pháp đặt dưới nội mạc, dây điện cực sẽ được luồn qua ống thông trong tĩnh mạch vào trong buồng tim và tiếp xúc với thành trong của tim.
>> Trong phương pháp đặt ở ngoại tâm mạc (thường áp dụng ở trẻ em), dây điện cực được gắn trực tiếp lên bề mặt tim qua phẫu thuật mở ngực nhỏ. Nguy cơ của phẫu thuật đặt máy tạo nhịp chỉ khoảng 1% và hiếm khi có trường hợp tử vong.
© Những lưu ý cho người mang máy tạo nhịp
 
 
Trong hầu hết trường hợp, người mang máy tạo nhịp không phải giới hạn các hoạt động thường ngày hoặc khi chơi thể thao. Mức độ hoạt động thể lực phụ thuộc vào sức khỏe và bệnh lý tim mạch của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần tránh các môn thể thao tiếp xúc (chẳng hạn bóng đá) vì những va chạm có thể gây hư hỏng máy tạo nhịp hoặc lỏng các dây điện cực.
Người mang máy tạo nhịp có thể sử dụng các thiết bị gia dụng thông thường (như điện thoại di động, máy nghe nhạc mp3, iPod, lò vi sóng, điều khiển từ xa, tivi, radio, máy sấy tóc…).
Nên tránh tiếp xúc quá gần hoặc sử dụng quá lâu các thiết bị này do chúng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp.
 
 
>> Tránh tiếp xúc gần những nơi có từ tính cao: trạm hạ áp điện thế, cổng từ an ninh sân bay, loa âm thanh, máy chụp cộng hưởng từ MRI ( hiện tại có thế hệ máy tạo nhịp mới có thể chụp MRI)
Máy tạo nhịp cần được kiểm tra định kỳ để kiểm tra các thông số và tinh chỉnh chức năng vì máy có thể hoạt động không tốt do dây điện cực lỏng hoặc đứt, pin yếu hoặc hư, bệnh tim diễn tiến nặng hơn…
Pin của máy tạo nhịp có thể sử dụng 5-15 năm tùy thuộc mức độ hoạt động của máy nên khi pin gần hết sẽ phải thay bộ phận điều khiển cùng với pin.
*** Vì vậy, cần tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ (thường 3-6 tháng) để được kiểm tra, đánh giá và xử lý kịp thời.
 
Cần hỏi đáp thêm thông tin thì vào mục Hỏi đáp sẽ được các bác sĩ tim mạch giải đáp trực tiếp
 
 
 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.