Kiến Thức Y Học

Viêm âm đạo khi mang thai và sinh non ????

2021-04-02 21:34:16

Viêm âm đạo khi mang thai và sinh non ???? Viêm âm đạo khi mang thai và sinh non ????

- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sinh non được định nghĩa là tình trạng chuyển dạ sinh trước khi tuổi thai được 37 tuần (hay 259 ngày). Theo số liệu thống kê năm 2018, tỉ lệ hiện mắc của sinh non tháng trên toàn cầu là 11.1%. Tử vong do sinh non và các biến chứng của nó chiếm 16% tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và chiếm 35% các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Trong hơn hai thập kỷ qua, viêm âm đạo do vi khuẩn (hay nhiễm khuẩn âm đạo) đã được biết đến là một trong những yếu tố nguy cơ của chuyển dạ sinh non. Nhiều bằng chứng đã cho thấy mối liên quan giữa bệnh lý nhiễm khuẩn âm đạo và nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của nhiễm khuẩn âm đạo chưa rõ ràng là khó khăn cho việc chẩn đoán cũng như chỉ định điều trị ở phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng.

- Tổng quan về nhiễm khuẩn âm đạo

Theo bác sĩ sản phụ khoa Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh lý phổ biến. Ở phụ nữ mang thai, tỉ lệ hiện nay được báo cáo trong các nghiên cứu là khoảng 6-32%.

Khuẩn hệ âm đạo bình thường bao gồm cả vi khuẩn kỵ khí và ái khí, trong đó, vi khuẩn Lactobacillus sp - được cho là có khả năng tạo ra hàng rào bảo vệ âm đạo của vật chủ trước các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, chiếm hơn 95% trong khuẩn hệ.

Nhiễm khuẩn âm đạo là một tình trạng nhiễm đa vi khuẩn được đặc trưng bởi sự thiếu hụt các chủng Lactobacilli sản xuất hydrogen peroxide và sự tăng trưởng quá mức của các vi sinh vật kỵ khí không bắt buộc như G.vaginalis, Mycoplasma hominis, Bacteroides sp, Peptostreptococcus sp, Fusobacterium sp, Prevotella sp và Atopobium vaginae.

Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

- Chẩn đoán :

  1. Tiết dịch âm đạo bất thường và có mùi hôi, ngứa.
  2. pH âm đạo > 4.5
  3. “whiff test” dương tính (dịch tiết âm đạo có mùi cá thối trước hoặc sau khi thử bằng KOH)
  4. Hiện diện tế bào “clue cell” trên phết âm đạo.

- Ảnh hưởng nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ:

Nhiễm khuẩn âm đạo làm tăng tỉ lệ sinh non và các bất lợi khác như vỡ ối non, sẩy thai, viêm màng ối, nhiễm trùng hậu sản, nhiễm trùng vết mổ lấy thai.

  • Kết luận: Tiết dịch âm đạo thông thường là sinh lý. Khi vấn đề này trở nên dai dẳng hay ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ nên được khám bệnh và điều trị sớm nhất là những phụ nữ mang thai

 

Chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hoàng Hào

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.