Xương khớp

DẤU HIỆU ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU

2021-05-09 15:56:07

Dây chằng chéo sau là một trong hệ thống dây chằng giúp giữ vững khớp gối, đứt dây chằng chéo sau chiếm khoảng 5 - 10% trong các chấn thương về khớp gối. Đứt dây chằng chéo sau nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng.

 DẤU HIỆU ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU DẤU HIỆU ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Giải phẫu khớp gối

Xương vùng khớp gối bao gồm: Xương đùi ở phía trên, xương chày ở phía dưới và xương bánh chè ở phía trước. Các xương này lại được liên kết với nhau bằng hệ thống các dây chằng. Cụ thể là:

- Hệ thống dây chằng bên: Dây chằng bên trong và bên ngoài khớp gối

- Hệ thống dây chằng chéo: Dây chằng chéo trước (ACL) và chằng chéo sau (PCL) nằm bên trong khớp gối

Trong đó, dây chằng chéo sau nằm ở phía sau đầu gối và ngay trung tâm khớp gối, kết nối xương đùi với xương chày. Dây chằng chéo sau lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước, với chức năng chính là:

- Phối hợp với các dây chằng khác giữ khớp gối vững chắc

- Ngăn cản mâm chày di lệch ra sau

- Giúp cho khớp gối hoạt động ổn định khi chơi thể thao và sinh hoạt hàng ngày

Dấu hiệu, triệu trứng đứt dây chằng chéo sau

Nguyên nhân:

Cơ chế chấn thương dây chằng chéo sau đa phần là do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh vào mặt trước đầu trên của cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng chéo sau. Nguyên nhân có thể là:

- Tai nạn xe hơi/xe máy do phanh quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối

- Tư thế quỳ gối khi té ngã

- Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày hoặc trượt tuyết...

Triệu chứng:

- Đau: Đau ở đầu gối mức độ từ nhẹ đến trung bình sau khi bị chấn thương, có thể khiến bệnh nhân đi bộ khập khiễng hoặc đi lại khó khăn

- Sưng: Đầu gối thường bị sưng nhanh chóng, chỉ trong vòng vài giờ sau chấn thương, sưng nề làm khớp gối bị hạn chế vận động

- Lỏng khớp: Bệnh nhân có cảm giác đầu gối lỏng lẻo, không còn ở vị trí ban đầu mà bị lỏng như rời ra

- Không thể cử động mạnh: Khớp gối không vững được cảm nhận rõ nhất khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân cũng không thể tham gia những hoạt động mạnh như chạy, nhảy, chơi thể thao,...

- Quan sát thấy bất thường: Đùi bên chân bệnh hơi teo lại, đầu trên của cẳng chân bị trượt ra sau.

- Thoái hóa khớp gối: Tổn thương kéo dài gây ra các triệu chứng như đau và sưng nề khớp gối, gấp duỗi gối hay đi lại khó khăn

Khi các phần khác của đầu gối cũng bị tổn thương, những triệu chứng sưng đau thường nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chỉ bị đứt dây chằng chéo sau đơn thuần, nghĩa là không có thương tích các bộ phận còn lại của đầu gối, các dấu hiệu có thể rất nhẹ đến mức khó nhận ra. Một thời gian sau bệnh nhân mới phát hiện khi các cơn đau trầm trọng hơn và đầu gối ngày càng không ổn định.

Phân loại:

- Độ I: Chỉ bị bong gân nhẹ và khớp gối vẫn được giữ vững chắc

- Độ II: Dây chằng bị rách một phần hoặc bán phần và khớp gối lỏng hơn

- Độ III: Đứt hoàn toàn dây chằng và đầu gối trở nên lỏng lẻo

- Độ IV: Dây chằng chéo sau tổn thương cùng với đứt các dây chằng khác

Đứt dây chằng chéo sau có thể là cấp tính do chấn thương đột ngột, hoặc mãn tính khi tình trạng sưng đau tiến triển theo thời gian.

Chuẩn đoán đứt dây chằng chéo sau:

- Khai thác thông tin về tình huống bị chấn thương

- Nghiệm pháp Godfrey (quan sát thấy mâm chày tụt ra sau so với lồi cầu đùi)

- Test ngăn kéo sau dương tính

- Kiểm tra mức độ lỏng lẻo của đầu gối

- Có máu trong dịch khớp

Ngoài ra, để phát hiện chuyển động bất thường ở đầu gối, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng và đi bộ, hoặc di chuyển đầu gối, chân và bàn chân theo các hướng khác nhau, sau đó so sánh chân bị thương với chân khỏe mạnh.

- Chụp X-quang khớp gối để phát hiện gãy xương và các trường hợp bong nứt xương chỗ bám dây chằng

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để hiển thị rõ vết rách dây chằng chéo sau hoặc tổn thương các sụn, đứt dây chằng khác, hình ảnh tràn dịch, tràn máu khớp gối,...

Điều trị:

- Đứt dây chằng chéo sau có nên mổ không? Các bác sĩ khẳng định không phải tất cả trường hợp đứt dây chằng chéo sau đều phải mổ. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chỉ được chỉ định khi chấn thương nghiêm trọng, cụ thể:
+ Đứt dây chằng chéo sau mà gối lỏng nhiều
+ Kèm theo rách các dây chằng khác, tổn thương sụn phối hợp
+ Bệnh nhân có nhu cầu hoạt động mạnh

- Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, hạn chế gấp duỗi gối, hay nhiễm khuẩn khớp. 

- Nếu không thuộc những trường hợp trên, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau, giảm sưng nề nhằm hạn chế các triệu chứng.

+ Chườm đá lạnh

+ Băng gối

+ Kê chân cao sẽ giúp phục hồi chấn thương khớp từ nhẹ đến trung bình

- Khi không còn sưng, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp khớp gối không bị cứng và mạnh hơn, từ đó, cải thiện chức năng và sự ổn định của đôi chân, dần phục hồi hoàn toàn. Lưu ý nên băng hỗ trợ đầu gối hoặc đi nạng trong quá trình tập.

Tóm lại, đứt dây chằng chéo sau nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến hạn chế chức năng cũng như thoái hóa khớp gối. Biện pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian bị chấn thương.

Bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo khớp gối có thể đến Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi chức năng khớp gối. Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình giàu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng khớp gối và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Hiện nay đối với trường hợp đứt dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau đang áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối, là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu (all inside) sử dụng thanh ngang bằng titan và chỉ siêu bền, giúp gân xương được cố định chắc chắn, sớm liền lại, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau trong - sau mổ tốt.

Ảnh: Phẫu  thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo sau cho BN 16 tuổi, cao 1,72m, nặng 78kg sau chấn thương  3 tháng, gối lỏng độ 3

☎ Hãy liên hệ với Thạc sĩ-Bác sĩ Trần Văn Tuấn

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.