Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch
NGƯỜI MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH CẦN CẢNH GIÁC CAO ĐỘ TRƯỚC MÙA DỊCH COVID-19
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên cả nước vẫn còn diễn biến phức tạp, với số ca mắc tăng cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những người mắc bệnh nền, các bệnh mãn tính. Nhất là người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ diễn tiến bệnh năng hơn so với người bình thường.
Cần phải lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
Theo PGS TS BS. Lê Tiến Dũng – Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay những người mắc bệnh đường hô hấp. Những người này có nguy cơ diễn biến bệnh nặng gây thiếu oxy trong máu nặng, dẫn đến tình trạng tử vong.
Vì vậy, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính để an tâm và khỏe mạnh trong mùa dịch, tránh bị lây nhiễm cần phải lưu ý 1 số điều dưới đây:
1. Điều trị:
- Cần nhờ bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị, dùng thuốc đều đặn.
- Chủ động theo dõi thân nhiệt thường xuyên và các triệu chứng như ho, khó thở, ho đờm, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các cơ, tiêu chảy,...
- Nếu thấy bệnh trở nặng, không thể tự đi đứng, hô hấp khó thì người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc tìm người hỗ trợ đi bệnh viện nhanh nhất có thể.
- Nếu sử dụng thuốc mà không khỏi, hay không thấy khá hơn, thuốc không đáp ứng được thì người bệnh nên tìm cách đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Phòng ngừa:
Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, người bệnh COPD cần tuân thủ nghiêm các biện pháp chống dịch được khuyến cáo bởi bộ Y tế và WHO như:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Khử trùng các bề mặt tiếp xúc, đồ vật trong nhà, cũng như khi mua về nhà như hàng hóa, bao bì,...
- Không đưa tay lên mắt, mũi và miệng
- Không tiếp xúc với nhiều người cũng như tụ tập đông người
- Tránh tiếp xúc gần với F0 và những người có triệu chứng sốt, ho, cảm cúm,...
- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài các biện pháp 5K của bộ Y tế thì ăn uống chế độ hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng trong ngày cũng như trong mùa dịch là rất quan trọng.
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên có chế ăn dinh dưỡng như chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%, sử dụng chất béo từ cá và thực vật, ăn nhiều loại rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin như cam, chanh, ổi,..., các yếu tố vi lượng và các sản phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 2 - 3 lít nước để hạn chế bị táo bón, làm tan đờm, dễ ho và khạc đờm hơn.
Khi ăn người bệnh nên ngồi thẳng, ăn từ từ từng miếng nhỏ, chậm rãi. Tránh các thực phẩm, thức uống gây đầy bụng, khó tiêu. Không uống các loại nước có gas, nước ngọt vì chúng là nguyên nhân gây chướng bụng, khó thở hơn.
Ngoài ra, nên tự chăm sóc tốt bản thân cũng như gia đình bằng việc duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, thể dục thể thao nhẹ nhàng và tuân thủ quy định chống dịch từ chính phủ. Người bệnh cũng phải bỏ thuốc lá, các chất kích thích, chích ngừa cúm mỗi năm 1 lần và chích ngừa phế cầu 3 năm 1 lần.
Những câu hỏi liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà bạn nên tham khảo
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà Tdoctor đã tổng hợp, để bạn có thể tham khảo thêm. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt câu hỏi miễn phí với các bác sĩ chuyên khoa phổi, hô hấp thì có thể liên lạc trực tiếp qua website Tdoctor.
Câu 1: Tôi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), vào buổi sáng, khi phối hợp Symbicort (Budesonide/Formoterol) và Spiriva (Tiotropium) thì nên sử dụng thuốc nào trước? Và sau bao lâu sử dụng thuốc tiếp theo?
Câu trả lời => https://tdoctor.vn/hoibacsi/cau-hoi-ve-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-4318
Câu 2: Tôi chỉ sử dụng thuốc xịt nhưng có cảm giác bị run rẩy không biết có phải do thuốc không, tôi nên làm gì?
Câu trả lời => https://tdoctor.vn/hoibacsi/giai-dap-thac-mac-4319
Câu 3: Nếu các kết quả hô hấp ký bình thường, điều đó có nghĩa là việc hút thuốc lá không ảnh hưởng gì phải không?
Câu trả lời => https://tdoctor.vn/hoibacsi/hoi-bac-si-4320
Câu 4: Bệnh Hen/bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có di truyền không?
Câu trả lời => https://tdoctor.vn/hoibacsi/giai-dap-thac-mac-4321
Câu 5: Nếu tôi ngừng hút thuốc lá, phổi của tôi liệu sẽ hồi phục trở lại như người chưa bao giờ hút thuốc không?
Câu trả lời => https://tdoctor.vn/hoibacsi/giai-dap-thac-mac-ve-phoi-4322
Danh sách bác sĩ tư vấn miễn phí trong mùa dịch của chuyên khoa hô hấp, phổi
Dưới đây là danh sách những bác sĩ giàu kinh nghiệm của chuyên khoa hô hấp phổi mà Tdoctor muốn gửi đến bạn.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương hiện đang là phó nội khoa của bệnh viện tỉnh Thái Bình. 20 năm công tác các chuyên ngành Nội tổng hợp: Tim mạch, Tiêu hóa, Lão khoa, Thần kinh, Nội tiết, Cơ xương khớp,vv... Chuyên sâu về Nội hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản (suyễn), viêm phổi, ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân,...
Ths.Bs. Nguyễn Hữu Hoàng, chuyên khoa Hô Hấp. Nơi công tác: Khoa hô hấp - Bv Nhân Dân Gia Định và Phòng khám hô hấp Phổi Việt. Tốt nghiệp Y đa khoa năm 2009 ĐH Y Dược TP HCM. Cao học Lao và Bệnh Phổi 2014-2016 ĐH Y Dược TP HCM.
BS THS Nguyễn Thị Phụng, 16 năm hành nghề 10 năm kinh nghiệm tại BVCR e nhé! Chuyên sâu về hô hấp, đặc biệt lĩnh vực chẩn đoán và điều trị ung thư phổi Tuy nhiên, Có thể tư vấn về Nội khoa tổng quát tốt nghiệp: đh y dược cần thơ.
Bs. Nguyễn Xuân Thắng, chuyên khoa có thể tư vấn: cấp cứu người lớn, trẻ em. Cách chăm sóc sức khỏe người già, các bệnh nội khoa đái tháo đường. Tăng huyết áp. Suy tim. Nhồi máu não. Hen. Copd .....
TH.S BS CK2 Đào Thị Hà, hiện đang làm tại bệnh viện Phổi trung ương, chuyên ngành Nội hô hấp Khám, tư vấn, điều trị các bệnh về hô hấp!
Bs. Phạm Tấn Phát, đang công tác tại Đơn vị Tế Bào Gốc BV Đa Khoa Vạn Hạnh TPHCM. Chuyên điều trị bệnh COPD
Bác sĩ Bùi Thiện Nghiệp, chuyên nội tổng quát tại Bệnh viện TP. Thủ Đức với các bệnh : Tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý hô hấp, tư vấn sức khoẻ tổng quát, gây mê hồi sức và các vấn đề phẫu thuật.
Bác sĩ Bùi Ngọc Minh, chuyên khoa lao và bệnh phổi, nội soi phế quản, nội soi màng phổi tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam (Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi). tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Xuân Hương, chuyên khoa 1 về nhi khoa tại bệnh viện quốc tế Columbia. Chuyên hô hấp nhi . Tốt nghiệp đại học Y Dược TPHCM.
Bác sĩ CKI Huyền Tôn Nữ Thụy My, Chuyên khoa hô hấp - khám tư vấn và quản lý hen suyễn. Tốt nghiệp trường Đại Học Y Dược TP.HCM 8 năm công tác tại khoa hô hấp chuyên sâu BV NHI ĐỒNG 2 . Hiện công tác tại Careplus International clinic thuộc SMG (Singapore Medical Group) . Chuyên khoa hô hấp - khám tư vấn và quản lý hen suyễn. BSCK Nhi Khoa.
Dưới đây là một số chia sẻ của Tdoctor về cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trước dịch bệnh Covid 19.
Tdoctor là một địa chỉ khám bệnh uy tín với nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong việc tư vấn sức khỏe trực tuyến 24/7. Nếu bạn có nhu cầu hỏi đáp bác sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân thì hãy liên hệ trực tiếp qua số Hotline 0393167234 hay địa chỉ website Tdoctor
0 bình luận