Tiêu hoá ở trẻ

TÁO BÓN - nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

2021-09-18 09:36:33

Táo bón là hội chứng hay gặp liên quan đến cảm giác đi đại tiện. Đa số bệnh nhân mắc phải tình trạng này đều không rõ nguyên nhân. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là một trong những cách dự phòng tạo bón.

   TÁO BÓN - nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị TÁO BÓN - nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Táo bón là một trong những hội chứng về tiêu hóa phổ biến hiện nay. Nguyên nhân hay gặp dẫn đến táo bón chính là do thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng thiếu chất xơ, công việc văn phòng, thường xuyên ngồi 1 chỗ hay lười vận động đều dẫn đến tình trạng này. Vậy làm thế nào khi bị táo bón, làm sao để phân biệt táo bón với các bệnh lý khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Táo bón là gì?

Táo bón là một hội chứng liên quan đến các rối loạn cảm giác khi đại tiện. Táo bón biểu hiện với triệu chứng đại tiện ít lần: hơn 2 ngày một lần hoặc dưới 3 lần mỗi tuần. 

Trong những lần đi cầu, bệnh nhân thường gặp khó khăn, phải rặn, gắng sức, có cảm giác đau, đại tiện không hết phân, cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn - trực tràng và phân trở nên cứng hơn bình thường. Chính vì vậy bệnh nhân thường cần tới trợ giúp để đại tiện thuận lợi hơn như móc tay, xịt nước, ép bụng,....

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 

Theo các nghiên cứu cho thấy táo bón ở nữ gấp 2-3 lần so với nam giới, tần suất táo bón tăng dần theo tuổi đặc biệt người trên 65 tuổi và phần lớn táo bón là vô căn, thường không rõ nguyên nhân. 

Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón nguyên phát (vô căn) và táo bón thứ phát.

Táo bón nguyên phát

Bệnh nhân táo bón có nhu động đại tràng bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình tống phân tại trực tràng. Thăm khám thường không phát hiện được gì.

Trường hợp thứ 2 bệnh nhân táo bón có nhu động ruột chậm, thường gặp chủ yếu ở nữ giới. Với biểu hiện tần suất đi đại tiện không đều, ít có cảm giác muốn đi đại tiện, thường kèm theo đầy bụng, sờ có thể có nhiều u phân ở đại tràng sigma. 

Trường hợp thứ 3 bệnh nhân táo bón do rối loạn chức năng vùng sàn chậu hay cơ vòng hậu môn. Bệnh nhân đi đại tiện phải rặn nhiều, cảm giác đi không hết, thường phải đè ép hạ vị hoặc cần tới sự trợ giúp từ ngoài. 

Hội chứng táo bón

 Hội chứng táo bón thường không rõ nguyên nhân

Táo bón thứ phát

Bệnh nhân táo bón do bệnh lý ở ruột già. Mà nguyên nhân hàng đầu chính là ung thư ruột già. Bên cạnh có còn có các bệnh lý liên quan như dò hậu môn, hẹp đại tràng, xoắn đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh. 

Trường hợp thứ 2 táo bón do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lý. Một số thói quen không tốt như uống ít nước, ăn ít chất xơ, dùng nhiều trà, cà phê, rượu, thay đổi thói quen đại tiện hay ít vận động thể lực đều dẫn đến táo bón. 

Một số bệnh lý toàn thân cũng có thể dẫn đến táo bón như rối loạn nội tiết chuyển hóa (tiểu đường lâu năm), bệnh lý thần kinh như đột quỵ, parkinson hay trầm cảm, rối loạn lo âu,...

Một số bệnh nhân bị táo bón do quá trình sử dụng thuốc như thuốc trầm cảm, thuốc điều trị parkinson, co giật và kể cả 1 số thuốc nhuận tràng kích thích khi sử dụng lâu dài. 

Nhận biết táo bón

Nhận biết táo bón Nhận biết táo bón để có biện pháp hợp lý

Bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây và kéo dài từ trên 3 tháng, khởi phát từ trên 6 tháng: 

  • Đại tiện < 3 lần mỗi tuần
  • Phải rặn nhiều
  • Phân khô cứng
  • Cảm giác tắc nghẽn ở vùng hậu môn trực tràng
  • Cảm giác đại tiện không hết
  • Đôi khi phải dùng tay hỗ trợ móc phân ra

Điều trị

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Bạn cần tập thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ xanh để đảm bảo đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tạo cho bản thân thói quen đi đại tiện đúng giờ vào 1 khoảng thời gian nhất định. 

Bổ sung chất xơ Bổ sung chất xơ hàng ngày cho cơ thể là cách để dự phòng táo bón

Nên hạn chế những đồ uống chứa cafein để tránh táo bón. Tránh thức ăn nhiều tinh bột và ngọt. Hạn chế sử dụng thuốc khánh sinh và an thần. Không nên dùng thuốc nhuận tràng kéo dài và nên dùng ngắt quãng.

Điều trị nội khoa

Nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích tác động bằng cách kích thích đầu mút thần kinh thành đại tràng gây tăng nhu động và tiết nhầy. Thuốc tác dụng xảy ra trong vòng 8-12 tiếng. Tác dụng không mong muốn: đau thắt bụng, tiêu chảy, phụ thuộc thuốc,...Thuốc nhuận tràng kích thích chỉ sử dụng cho người trưởng thành. 

Tạo trơn

Dùng cho mọi lựa tuổi. Dựa trên cơ chế làm trơn, thường sử dụng glycerin. Tác dụng không mong muốn: Viêm phổi do lipid, viêm nhiễm niêm mạc hậu môn.

Nhuận tràng thẩm thấu

Dùng cho mọi lựa tuổi. Tác động bằng cách hút nước vào lồng ruột, kích thích nhu động ruột. Ưu điểm của nhuận tràng thẩm thấu chính là tác dụng phụ ít. 

Kết luận

Táo bón là một hội chứng thường gặp, tùy vào nguyên nhân để có thái độ xử trí phù hợp. Cần có thái độ điều trị và dự phòng hợp lý, tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần sự tư vấn thăm khám chuyên môn trực tiếp từ bác sĩ hãy liên hệ Tdoctor. Chúng tôi với đội ngũ Y bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các bạn.

 

Tdoctor hỏi đáp [Ung thư ] trực tuyến – Khám bệnh từ xa 24/24

Tdoctor là ứng dụng đầu tiên tại Viêt Nam ra đời với mục đích kết nối các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành với những người bệnh trên toàn quốc 

  • Hỏi đáp trực tuyến 24/24 – Phản hồi chỉ sau 3-5 phút: Bạn có thắc mắc gì về bệnh lý cần bác sĩ, chuyên gia giải đáp hãy gửi câu hỏi TẠI ĐÂY 
  • Đăng ký khám bệnh từ xa online qua gọi video. Khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành Đăng ký khám online TẠI ĐÂY

Hướng dẫn sử dụng Tdoctor

  • Hướng dẫn bệnh nhân hỏi và chat miễn phí bác sĩ >>> TẠI ĐÂY
  • Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng ứng dụng TDOCTOR trên điện thoại >>> TẠI ĐÂY

 

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.