Tiêu hoá ở trẻ
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Top 7+ thực phẩm dành cho mẹ táo bón
Hầu như các bà mẹ sau khi sinh đang phải chịu nỗi ám ảnh táo bón sau sinh. Tình trạng này đã khiến cho cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, nguồn sữa của trẻ bị thiếu hụt dẫn đến tinh thần bà mẹ bị ảnh hưởng như lo lắng, stress,....Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần thiết cho bà mẹ hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón. Táo bón sau sinh nên ăn gì? Hãy cùng Tdoctor tìm hiểu qua bài chia sẽ sau đây nhé!
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh
Nguyên nhân gây táo bón sau sinh thường do chế độ sinh hoạt không khoa học, sản phụ trước sinh nằm nhiều, uống ít nước, ít vận động, phân lưu lại lâu dẫn đến táo bón.
Đồng thời vào khoảng thời gian sắp sinh, tử cung to gây chèn ép ruột, nhu động ruột cũng vì thế mà hoạt động bị hạn chế. Trong quá trình mang thai, âm huyết tập trung nuôi thai, khiến cho đại tràng ít được nuôi dưỡng gây nên táo bón.
Bên cạnh đó sau khi sinh sản phụ mất huyết, mất sản dịch càng dễ bị táo bón hơn. Biểu hiện thường gặp là cảm giác khó khăn khi đi đại tiện. Tình trạng này thường khỏi trong vòng 1-2 ngày
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Top 7 thực phẩm
Đu đủ
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Đu đủ là một trong những những phẩm có hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng táo bón. Đu đủ chưa enzym papain giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã. Và một điều chắc hẳn các mẹ đều biết, đây là thực phẩm giúp nguồn sữa mẹ dồi dào.
Vừng đen
Vừng đen là một trong những bài thuốc đông y được sử dụng rộng rãi. Được biết đến với công dụng trị táo bón và đặc biệt vừng đen được ứng dụng lâm sàng cho sản phụ thiếu máu và thiếu sữa.
Khoai lang
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Khoai lang với hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng nhuận tràng từ lâu đã trở thành thực phẩm cải thiện tình trạng táo bón.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ cải thiện chứng táo bón ở mẹ sau sinh. Bên cạnh đó thì rau diếp cá còn được dùng như một bài thuốc chữa vú sưng do tắc sữa. Mẹ nên lưu ý và bỏ túi ngay loại thực phẩm này.
Bí đỏ
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Bí đỏ là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, E,C và B6 rất tốt cho các bà mẹ sau sinh, bà mẹ đang cho con bú. Bên cạnh đó bí đỏ có hàm lượng sắt và kẽm cao, cải thiện tình trạng thiếu máu. Và bí đỏ còn chứa lượng chất xơ dồi dào, có tác dụng nhuận tràng, dự phòng táo bón.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao, bảo vệ hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Bên cạnh đó các loại ngũ cốc còn làm giảm khả năng hấp thu đường, giảm nguy cơ cao huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch...
Bổ sung lợi khuẩn
Táo bón sau sinh nên ăn gì? Bổ sung lợi khuẩn là điều rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Những loại thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, sữa lên men, các thực phẩm lên men…
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm thì mẹ cần bổ sung đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nên cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng tránh nằm một chỗ quá lâu. Đặc biệt mẹ cần giữ tinh thần vui vẻ lạc quan kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
Phụ nữ sau sinh bị táo bón cần kiêng gì?
Hạn chế những đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các món tinh chế, ít chất xơ như bột gạo tinh chế, súp đặc. Tránh ăn các món ăn quá cay, tránh kích thích dạ dày. Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm chứa chất kích thích như chè, cà phê, rượu,...
Trên đây là những thông tin chia sẽ về chứng táo bón sau sinh. Theo dõi Tdoctor để cập nhật nhiều hơn thông tin thú ví.
Tdoctor hỏi đáp [Tiêu hóa] trực tuyến – Khám bệnh từ xa 24/24
Tdoctor là ứng dụng đầu tiên tại Viêt Nam ra đời với mục đích kết nối các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành với những người bệnh trên toàn quốc
- Hỏi đáp trực tuyến 24/24 – Phản hồi chỉ sau 3-5 phút: Bạn có thắc mắc gì về bệnh lý cần bác sĩ, chuyên gia giải đáp hãy gửi câu hỏi TẠI ĐÂY
- Đăng ký khám bệnh từ xa online qua gọi video. Khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành Đăng ký khám online TẠI ĐÂY
Hướng dẫn sử dụng Tdoctor
- Hướng dẫn bệnh nhân hỏi và chat miễn phí bác sĩ >>> TẠI ĐÂY
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng ứng dụng TDOCTOR trên điện thoại >>> TẠI ĐÂY
0 bình luận