Tim Mạch
Xử trí bệnh nhân rung nhĩ trong đại dịch COVID-19
Rung nhĩ là bệnh chiếm đến 30% trường hợp nhập viện do rối loạn nhịp tim. Bởi vậy, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn tới biến chứng đột quỵ, suy tim do huyết khối, tim đập quá nhanh. Trong tình hình hình dịch bệnh hiện nay, bệnh nhân rung nhĩ đang đối mặt với nguy cơ cao nếu mắc phải virus corona. Vậy người rung nhĩ có mối quan hệ gì với COVID-19 và phải phòng tránh thế nào để đảm bảo an toàn? Câu trả lời sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Bệnh rung nhĩ là gì?
Trong cấu tạo của cơ quan tim, buồng trên bên phải của tim (hay còn gọi là tâm nhĩ phải) là một nhóm các tế bào được gọi là nút xoang. Nút xoang là nơi điều hòa nhịp tim tự nhiên, tạo thúc đẩy bắt đầu mỗi nhịp đập của tim.
Khi bị bệnh rung nhĩ thì nhịp tim bất thường và thường có nhịp thất nhanh, làm giảm lượng máu đến mô cơ thể. Khi bị bệnh rung nhĩ, làm cho tâm nhĩ co bóp hỗn loạn và dẫn xuống tâm thất đột xuất, làm cho tim đập nhanh, người bệnh bị yếu sức khỏe và khó thở.
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh rung nhĩ rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ não… do đó khi bị bệnh rung nhĩ cần điều trị khẩn cấp kịp thời để phòng các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân rung nhĩ chịu tác động của COVID-19 như thế nào?
Không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa COVID-19 và rung nhĩ mới khởi phát. Tuy nhiên, cũng giống như những căn bệnh về tim mạch khác, người bị bệnh rung nhĩ cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao khi mắc phải COVID-19. Đồng thời, theo các bác sĩ chuyên khoa, một số bệnh nhân mắc COVID-19 bị viêm cơ tim cũng có thể gây ra rung nhĩ.
Bệnh nhân rung nhĩ cần làm gì trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay?
Cũng như các bệnh nhân có bệnh nền khác, điều đầu tiên là bệnh nhân rung nhĩ và người thân nên tỉnh táo, không hoang mang và nên biết cách tự theo dõi diễn biến sức khỏe của chính mình hoặc người thân..
Bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của Bộ Y tế như: Tránh tập trung nơi đông người; người trên 60 tuổi nên ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang khi ra ngoài; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập nâng cao sức khỏe; Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch bệnh.
Đối với bệnh nhân rung nhĩ nói riêng, bản thân bệnh rung nhĩ đã là nguy cơ cao, nên những người bị bệnh càng nên hạn chế tiếp xúc người khác, nên ở nhà. Cần liên hệ với các nhân viên y tế địa phương và bác sỹ chuyên khoa đang theo dõi sức khỏe cho bản thân. Cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mà mình hiện có, nếu cơ số còn ít thì cần gọi bác sỹ điều trị hay phòng khám chuyên khoa và nhà thuốc mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời đầy đủ số lượng. Tuyệt đối không được tự ý bỏ hoặc điều chỉnh các thuốc đang được bác sỹ cho dùng để điều trị bệnh rung nhĩ. Nếu cần phải dùng thêm thuốc gì khác (ví dụ thuốc giảm đau, dạ dày…) cần có sự tư vấn của thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng các thuốc. Trong thời gian có dịch, nếu bệnh ổn định, thời gian tái khám bệnh có thể giãn cách dài hơn hoặc nên tư vấn qua điện thoại hoặc các nền tảng dựa trên internet thăm khám bệnh từ xa.
Cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp tự động,... Cần lưu ý là, một số triệu chứng của bệnh tim mạch có thể lẫn lộn với triệu chứng của nhiễm COVID-19, do vậy, khi chớm có các dấu hiệu, như sốt, khó thở, ho, đau tức ngực…, cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi cho bản thân trước để được tư vấn, không nhất thiết vội vàng đến các phòng cấp cứu/bệnh viện. Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở nhiều, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… mới xảy ra cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được vận chuyển tới bệnh viện gần nhất.
Với danh sách bác sĩ uy tín và chuỗi các phòng khám, phòng khám đa khoa đạt chuẩn chất lượng, Tdoctor là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn liên lạc khi gặp các vấn đề về sức khỏe.
Để được hỗ trợ kỹ hơn bởi tổng đài viên cũng như biết được nhiều tin tức sức khỏe bổ ích, Quý Khách có thể cập trang web của Tdoctor. Đồng thời có thể hẹn lịch bác sĩ tư vấn khi có nhu cầu khám chữa bệnh để tránh tình trạng đợi lâu nhé!
0 bình luận