Bác sĩ Hỗ Trợ Mùa Dịch

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HEN SUYỄN TRONG MÙA DỊCH COVID-19

2021-08-26 14:37:37

Dịch bệnh COVID 19 đã trở thành đại dịch toàn cầu và có tốc độ lây lan nhanh chóng, nó đã để lại rất nhiều gánh nặng cho xã hội. Tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở bệnh SARS-CoV-2 thường gặp nhiều ở những người có tiền sử bệnh bệnh nền, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp, ví dụ như bệnh như bệnh hen suyễn. Vậy SARS-CoV-2 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh hen suyễn? Tất cả sẽ được Tdoctor cập nhật qua bài viết dưới đây.

   CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HEN SUYỄN TRONG MÙA DỊCH COVID-19 CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HEN SUYỄN TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Tại sao người bệnh hen suyễn mắc COVID-19 thì sẽ nguy hiểm?

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh viêm nhiễm nó làm cho các ống dẫn khí oxi vào bên trong phổi bị sưng viêm, chảy mủ gây tắc nghẽn làm không khí không thể lưu thông đến phổi và gây ra tình trạng suy hô hấp. Biểu hiện của bệnh hen suyễn đó chính là ho kéo dài, tức ngực và xuất hiện các cơn hen.

Bệnh SARS-CoV-2 là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và tàn phá hệ hô hấp của người đang bị nhiễm bệnh, nó tác động trực tiếp đến mũi, họng và phổi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, tức ngực,...

Bệnh hen suyễn

Người mắc bệnh hen suyễn, thì phổi của họ vốn đã bị tổn thương và nhiễm độc, làm phế quản co thắt và tăng tiết đờm nhầy. Vì vậy, khi mắc COVID-19 họ sẽ dễ chuyển biến nặng, có nguy cơ bị suy hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác.

Người mắc bệnh hen suyễn và bệnh COVID-19 thường có các triệu chứng rất giống nhau như ho khan, khó thở, sốt. Điều này làm người bệnh dễ chủ quan khi thấy những triệu chứng đó, nếu không phát hiện kịp thời bệnh COVID-19 sẽ dẫn đến các hậu quả rất nghiệm trọng.

Vậy người bệnh hen suyễn cần làm gì để bảo vệ mình trước dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp. 

Người mắc bệnh hen suyễn cần làm gì để bảo vệ mình trước dịch bệnh COVID-19?

Sử dụng thuốc hen suyễn theo sự hướng dẫn của bác sĩ tư vấn.

Tránh xa những yếu tố kích thích làm bản thân lên cơn hen suyễn như lông chó, lông mèo, phấn hoa và một số loại thức ăn dễ gây tình trạng dị ứng như cua, nhộng tằm,...

Luôn tích trữ đầy đủ những nguồn thực phẩm như thực phẩm, thuốc men và một số vật dụng cần thiết khác.

Thường xuyên phải rửa tay bằng xà phòng và sát khuẩn tay bằng cồn.

Luôn giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.

Không được hút thuốc lá, thuốc lào. Nên tránh xa khói thuốc và những nơi có nguồn không khí bị ô nhiễm.

Một số những câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

Dưới đây là một số câu hỏi mà các bệnh nhân hen suyễn đã đặt khi sử dụng dịch vụ tư vấn miễn phí của Tdoctor.

Câu 1: Những dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác (như viêm phế quản, viêm …). Những lưu ý mà phụ huynh cần biết khi nhận biết hen phế quản ở trẻ

=> Câu trả lời:https://tdoctor.vn/hoibacsi/dau-hieu-nhan-biet-hen-phe-quan-o-tre-em-4284

Câu 2: Ở người cao tuổi, trí nhớ đôi khi không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng không chính xác nên khó khăn khi nhận biết hen phế quản. Có thể gây nhầm lẫn hen phế quản với một số bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào ngược dạ dày, bệnh tim…Xin bác sỹ cho biết, khi chẩn đoán, nhận biết hen phế quản ở người cao tuổi cần lưu ý những gì?

=> Câu trả lời: https://tdoctor.vn/hoibacsi/nhan-biet-hen-phe-quan-4285

Câu 3: Khoảng một tuần nay tôi bị ho, đờm nhiều, khò khè, ngực như bị bóp chặt lại, thở ra khó khăn, đặc biệt vào 2 – 3h sáng. Cứ cách khoảng 6 tháng, khi thời tiết thay đổi tôi cũng đã từng bị như vậy, tình trạng đã kéo dài 5 – 6 năm nay. Xin bác sỹ cho biết, tôi có phải bị hen phế quản hay không? Tôi có nghe nói, người bị bệnh hen sẽ có các cơn khó thở thường xuyên, như trường hợp của tôi thì mới chỉ bị có 2 lần/năm, như vậy có phải là hen hay chưa?

=> Câu trả lời:https://tdoctor.vn/hoibacsi/toi-co-phai-bi-hen-phe-quan-hay-khong-4286

Câu 4: Tôi bị ho 4 tháng nay, ban đầu là ho khan dần dần ho có đàm, đi mấy bệnh viện họ chẩn đoán là viêm PQ, nhưng gần đây tôi có biểu hiện là ngày nào cũng ho nhất là tầm 5-10 h tối kèm theo tức khò khè đôi khi nghe rõ tiếng cò cừ và rất khó thở. Tôi đi khám lại thì họ bảo là bị hen. Xin bác sỹ cho biết tôi có bị hen hay không và mức độ nặng hay nhẹ? Tôi được biết thông tin, thuốc hen P/H điều trị hiệu quả bệnh, vậy tôi có thể sử dụng thuốc hen P/H hay không?

=> Câu trả lời:https://tdoctor.vn/hoibacsi/xin-bac-sy-cho-biet-toi-co-bi-hen-hay-khong-va-muc-do-nang-hay-nhe-4287

Câu 5: “Tôi có các triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực từ năm 37 tuổi. Trong suốt gần 10 năm qua, tôi thường đi khám tại một phòng khám tư và được bác sỹ cho thuốc uống, thuốc xịt để dùng mỗi khi lên cơn khó thở. Đặc biệt gần đây, những cơn khó thở thường xuyên tái phát ở mức độ nặng. Tôi thật sự lo lắng và phân vân, không biết phải điều trị như thế nào? Xin bác sỹ tư vấn”

=> Câu trả lời: https://tdoctor.vn/hoibacsi/goc-nho-tu-van-4288

Danh sách bác sĩ tư vấn miễn phí cho bệnh nhân gặp các vấn đề về hô hấp, phổi

Dưới đây là danh sách bác sĩ tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân đang gặp các vấn đề về hô hấp, phổi của Tdoctor.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hương hiện đang là phó nội khoa của bệnh viện tỉnh Thái Bình. 20 năm công tác các chuyên ngành Nội tổng hợp: Tim mạch, Tiêu hóa, Lão khoa, Thần kinh, Nội tiết, Cơ xương khớp,vv... Chuyên sâu về Nội hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản (suyễn), viêm phổi, ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân,...

bs nguyễn thu hương

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tình, chuyên khoa phổi và Hô Hấp tại Bệnh viện 74 Trung Ương Vĩnh Phúc

bs ngyễn văn tình

Bác sĩ Vũ Thanh Tùng, chuyên khám và điều trị các bệnh phổi và lao tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bác sĩ Bùi Thiện Nghiệp, chuyên nội tổng quát tại Bệnh viện TP. Thủ Đức với các bệnh : Tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý hô hấp, tư vấn sức khoẻ tổng quát, gây mê hồi sức và các vấn đề phẫu thuật.

bs bùi thiện nghiệp

Bác sĩ Bùi Ngọc Minh, chuyên khoa lao và bệnh phổi, nội soi phế quản, nội soi màng phổi tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam (Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi). tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế.

Bác sĩ Bùi Ngọc Minh

Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Xuân Hương, chuyên khoa 1 về nhi khoa tại bệnh viện quốc tế Columbia. Chuyên hô hấp nhi . Tốt nghiệp đại học Y Dược TPHCM.

Bác sĩ CK1 Nguyễn Thị Xuân Hươn

Bác sĩ CKI Huyền Tôn Nữ Thụy My, Chuyên khoa hô hấp - khám tư vấn và quản lý hen suyễn. Tốt nghiệp trường Đại Học Y Dược TP.HCM 8 năm công tác tại khoa hô hấp chuyên sâu BV NHI ĐỒNG 2 . Hiện công tác tại Careplus International clinic thuộc SMG (Singapore Medical Group) . Chuyên khoa hô hấp - khám tư vấn và quản lý hen suyễn. BSCK Nhi Khoa.

Bác sĩ CKI Huyền Tôn Nữ Thụy My

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách ngăn ngừa bệnh hen suyễn trong mùa dịch. Nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe của bạn.

Nếu bạn muốn tìm hỏi đáp bác sĩ trực tuyến 24/7, khám bệnh từ xa bởi bác sĩ chuyên khoa phổi, hô hấp thì hãy liên hệ ngay với Tdoctor. Chúng tôi sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao có thể hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.