Xương khớp
Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành, hỏi đáp cùng Tdoctor
Gãy xương hàm dưới mang lại cảm giác đau đớn cho người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời nó có thể để lại biến chứng cả đời. Tùy vào mức độ mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất. Bạn có thể hỏi đáp trực tuyến các vấn đề này cùng Tdoctor nhé.
Gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành? Thông thường bạn cần từ 1-2 tháng để lành xương, nhưng với xương hàm dưới muốn có được độ chắc bền như ban đầu sẽ cần nhiều thời gian hơn. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, thói quen sinh hoạt ( hút thuốc, ăn uống…) và tình trạng xương bị gãy. Để có thể điều trị tốt nhất, tránh rủi ro để lại hậu quả sau này TDOCTOR sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin ở bài viết sau.
Xương hàm dưới có đặc điểm như thế nào?
Trước tiên bạn cần hiểu cấu tạo xương hàm dưới, đây là xương di động, có nhiều đường cong góc hàm, cằm. Xương có hình dẹt phần trong xốp, phía ngoài đặc còn ở giữa có ống thần kinh răng dưới. Phần chân răng có lỗ cằm chứa dây thần kinh của răng dưới. Khi hoạt động xương hàm dưới dựa vào hai bộ phần lồi cầu, cổ lồi cầu. Vì thế có một vài vị trí yếu như: lỗ cằm, cổ lồi cầu, phần răng cửa, góc hàm.
Đặc điểm cấu tạo của xương hàm dưới
Tổng quan về gãy xương hàm dưới
Thông thường vị trí hay bị gãy xương nhất là: Góc hàm, cành cao, lồi cầu, vùng hàm, cành ngang, mỏm vẹt, xương ổ răng. Xương bị gãy theo hướng chéo, thẳng và vát, có thể gãy một đường hoặc nhiều đường.
Nguyên nhân dẫn đến gãy xương hàm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gãy xương hàm, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý, do tác động ví dụ như: tạn nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, chấn thương khi chơi thể thao…Người hay gặp phải gãy xương hàm nhất thường là nam trong độ tuổi từ 20 - 30.
Gãy xương hàm có gãy kín, là vết thương gãy không rách da, màng nha, niêm mạc, xương hàm không có mối liên hệ nào với môi trường. Gãy hở là vết thương mở ra với môi trường. Bên cạnh đó còn có thể gãy hoàn toàn, gãy không hoàn toàn, gãy vụn tạo ra mảnh xương vụn xương dăm, gãy cành tươi một phần xương bị gãy, phần còn lại bị uốn cong.
Triệu chứng khi bị gãy xương hàm
Các triệu chứng bệnh nhân gãy xương hàm dưới gặp phải ngay sau khi bị chấn thương thường là:
- Dấu hiệu quan trọng nhất xác định bị gãy xương: đau chói bờ xương hàm dưới
- Xương biến dạng, dấu hiệu trong trường hợp xương gãy di lệch nhiều
- Sưng phù, tụ máu ở ngách miệng hoặc mặt ngoài
- Miệng chảy máu
- Cung răng bị di lệch, sai khớp cắn, khó khăn khi nhai thức ăn
- Có dấu hiệu bầm tím dưới lưỡi, cằm và môi dưới bị tê liệt, dây thần kinh bị tổn thương
- Miệng liên tục chảy nước dãi, không khép miệng được
Điều trị gãy xương hàm bằng phẫu thuật
Hướng dẫn khám gãy xương hàm
Nếu có một trong các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám bác sĩ để có được thông tin chính xác nhất tránh hậu quả tiềm ẩn sau này. Bác sĩ khuyên xét nghiệm X quang, phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Trong trường hợp gãy xương hàm không cần phải xét nghiệm máu trừ trường hợp gãy xương nguyên nhân do bệnh lý. Các loại phim có thể cần chụp bao gồm: Mặt phẳng, X quang toàn cảnh, CT scan, 3D,...
Điều trị gãy xương hàm dưới bằng phương pháp chỉnh hình và phẫu thuật có hiệu quả tốt nhất. Kết quả điều trị giúp người bệnh phục hồi có thể nhai ăn uống bình thường, làm liền xương gãy đảm bảo chức năng của xương hàm, mang lại thẩm mỹ, không để lại biến chứng trên khuôn mặt và các di chứng về sau.
Tư vấn điều trị gãy xương hàm đúng cách
Phương pháp điều trị gãy xương hàm dưới
Điều trị bằng cách phẫu thuật cho kết quả như mong muốn, hiệu quả cao. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng vào các trường hợp đặc biệt mà không thể chỉnh hình. Các nhóm bệnh nhân khuyến cáo không áp được phương pháp này là: bệnh nhân bị mất nhiều răng, bệnh nhân trẻ em còn răng sữa, bệnh nhân có nhiều răng bị lung lay…
Với các trường hợp thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu chỉnh hình, phương pháp này có thể giải quyết hầu hết các kiểu gãy xương hàm. Có 3 yêu cầu điều trị khi chỉnh hình: nắn lại xương gãy, cố định phần xương gãy, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Cần phối hợp tốt 3 yêu cầu này nếu không sẽ làm mất thời gian và ảnh hưởng kết quả điều trị.
Yêu cầu 1: Nắn lại xương gãy
Trường hợp gãy ít do di lệch có thể nắn bằng tay sau khi đã gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ. Cách khác nữa là nắn chỉnh bằng lực kéo áp dụng cho trường hợp vết thương hơi lâu, sử dụng nắn bằng tay sẽ không có kết quả. Lực kéo tạo ra bằng lực của cao su, lò xo, ốc nắn hàm. Thực hiện bằng cách buộc nẹp thép hai hàm, mắc vòng cao su để tạo ra lực kéo nắn xương về đúng vị trí.
Yêu cầu 2: Cố định xương gãy
Cố định phần trong miệng theo phương pháp:
- Buộc số 8
- Buộc dây theo LEBLANC, hình thang, theo IVY, theo STOUT.
Cố định phần trong miệng theo phương pháp
- Làm mũ thạch cao làm chỗ tựa để cố định hàm dưới.
- Phương pháp này cồng kềnh, khó chịu cho bệnh nhân nên ít dùng.
Nếu bạn có các dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ mình bị gãy xương quai làm hãy tìm ngay đến bác sĩ uy tín để thăm khám. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc, giúp bạn có cái nhìn toàn diện về việc gãy xương hàm. Nếu còn băn khoăn gãy xương hàm dưới bao lâu thì lành hay bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ TDOCTOR chúng tôi sẽ giúp bạn
0 bình luận