Dinh Dưỡng

Nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng

2021-10-22 08:45:39

Thiếu máu dinh dưỡng là loại bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Theo thống kê tỷ lệ mắc chứng thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta rất cao, nhất là những vùng nông thôn và miền núi trong đó phụ nữ có thai chiếm và trẻ em chiếm tỉ trọng cao. Thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất trí tuệ của trẻ em và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng Nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng

Hiện nay, tình trạng thiếu máu được coi là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê toàn quốc gia năm 2000 cho thấy thiếu máu phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước, tỷ lệ thiếu máu ở cả phụ nữ không mang thai chiếm (24,3%), phụ nữ mang thai chiếm (32,1%) và trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chiếm (34,1%). Vậy thiếu máu dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân là gì? Cách phòng tránh ra sao. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của TDoctor để biết cách nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng.

Thiếu máu dinh dưỡng là gì?

Khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Hàm lượng Hemoglobin xuống thấp là do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Những chất dinh dưỡng tham gia vào việc cấu tạo chức năng của hồng cầu như protein, acid folic, vitamin B12, các acid amin, một số loại Vitamin như Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin B2, các muối khoáng như Coban, Molibden, Đồng, Kẽm, Sắt… Trong tất cả các yếu tố thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. 

Thiếu máu dinh dưỡng - thiếu máu dinh dưỡng là gì?

Thiếu máu dinh dưỡng - thiếu máu dinh dưỡng là gì?

Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc biểu hiện rất âm thầm nên người bị không thể tự nhận ra bệnh của mình. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho việc phòng chống bệnh.

Đối với trẻ em: Khi bị nhẹ trẻ có dấu hiệu như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ kém hoạt bát và hay buồn ngủ. Khi bị nặng trẻ có triệu chứng khó thở, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và bị các bệnh nhiễm khuẩn khác

Đối với phụ nữ có thai: Khi bị nhẹ biểu hiện phổ biến là da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khum thành hình thìa, lòng bàn tay nhợt nhạt, đầu lưỡi có những hạt sắc tố, cơ thể mệt mỏi. Khi chuyển nặng thường có những dấu hiệu chóng mặt, tim đập nhanh, khó thể khi cố sức,...

Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

1. Thiếu Sắt

  • Sắt trong cơ thể của mỗi người phụ thuộc vào hàm lượng sắt trong chế độ ăn và khả năng hấp thu, dự trữ, thải trừ
  • Sắt là một chất rất quan trọng, là thành phần cấu tạo lên hemoglobin, myoglobin, protein, enzyme
  • Nguồn cung cấp sắt có giá trị cao chủ yếu từ thức ăn động vật nhất là các loại thịt, gan, cá… từ nguồn thức ăn thực vật như ngũ cốc đậu đỗ, rau củ quả… có giá trị sinh học thấp hơn và hấp thu kém hơn…
  • Các loại rau củ quả chứa nhiều Vitamin C như cam, chanh, kiwi,.. giúp tăng cường hấp thụ, ngược lại các chất như phytat, phosphat, canxi (có trong ngũ cốc) và polyphenol (có trong trà và một số loại rau) sẽ gây ức chế hấp thụ. Sắt trong khẩu phần ăn của chúng ta hiện nay chỉ cung cấp được 30-50% nhu cầu.

Nguyên nhân thiếu sắt:

  • Không cung cấp đủ sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày dẫn đến lượng sắt dự trữ trong cơ thể không đủ (phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường để tăng khối lượng máy cho mẹ và bé)
  • Trẻ em sinh non, suy dinh dưỡng bào thai khi sinh bị nhẹ cân, con của các mẹ bầu khi mang thai thiếu máu và sắt, trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ.
  • Những người ăn kiêng, ăn chay, ít ăn động vật hoặc những người có tình trạng hấp thụ kém (mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng…) 

Thiếu sắt - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu sắt - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

2. Thiếu acid folic

  • Acid folic hay folate (vitamin B9) là chất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và hình thành tế bào máu.
  • Folate có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm, súp lơ, bông cải xanh, trái cây họ nhà cam… và những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, đậu hạt,... Trong quá trình nấu nướng folate có thể mất từ 50-90%, thậm chí không còn khi nấu quá lâu hoặc nấu ở nhiệt độ quá cao.

Nguyên nhân thiếu hụt folate

  • Không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc do cơ thể hấp thu kém nhất là khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc không cung cấp đủ do nhu cầu bổ sung folate tăng ở các mẹ bầu
  • Do bị sốt rét, tan máu, thiếu máu và chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc chống co giật, chống ung thư, chống động kinh và các thuốc làm giảm độ acid có trong dạ dày làm tăng nhu cầu sử dụng folic

Thiếu acid folic - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu acid folic - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

3. Thiếu vitamin B12

  • Vitamin B12 chỉ có trong thức là nguồn động vật, có thể bị hao hụt tới 50% khi nấu chín
  • Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, phát triển và phân chia tế bào và còn tham gia vào quá trình myelin hóa sợi thần kinh.
  • Nguyên nhân thiếu Vitamin B12 là do các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, phẫu thuật dạ dày- ruột khiến cơ thể hấp thụ kém và do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài, ăn chay trường…
  • Ngoài các dấu hiệu thiếu máu là do thiếu vitamin B12 thì còn có thể kèm một số triệu chứng thần kinh: rối loạn cảm giác, đi lảo đảo…

Thiếu Vitamin B12 - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu Vitamin B12 - nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng

Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng

  • Cải thiện chế độ ăn uống, đa dạng hóa thức ăn: Nên lựa chọn những thực phẩm giàu sắt  kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin C và những thực phẩm acid folic. Không nên uống sữa, trà cùng với bữa ăn
  • Cải thiện tình trạng môi trường, vệ sinh cá nhân
  • Phòng ngừa các bệnh về giun sán, tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần
  • Điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
  • Điều trị các bệnh lý về tiêu hóa để tăng cường khả  năng hấp thụ dưỡng chất
  • Bổ sung các loại như sắt, axit folic, vitamin B12 cho các đối tượng: Phụ nữ mang thai, phụ tuổi sinh để, trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân thiếu sữa mẹ và phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ

Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý, dù có thể nhận biết và dự phòng thiếu máu dinh dưỡng nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể phòng chống một cách tuyệt đối được. Khi nhận thấy bản thân có triệu chứng của việc thiếu máu dinh dưỡng chúng ta cần phải bổ sung các dưỡng chất cần thiết và liên hệ tự tiếp với bác để được hỗ trợ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ của TDoctor.

Để được hỏi đáp miễn phí Tại đây

Khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành. Đăng ký khám online Tại đây

Hướng dẫn sử dụng TDoctor 

Hướng dẫn bệnh nhân hỏi và chat miễn phí bác sĩ  Tại đây

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng ứng dụng TDoctor trên điện thoại  Tại đây

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.