Phòng & Chữa Bệnh

Thay khớp háng- những điều bạn nên biết

2021-11-09 00:07:51

Thay khớp háng có thể coi là 1 trong những biện pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng và xương đùi không khả thi. Tuy nhiên , đi đôi với việc khỏi bệnh là 1 loạt các rủi ro, biến chứng nếu không được chăm sóc một cách hợp lý.

Thay khớp háng- những điều bạn nên biết Thay khớp háng- những điều bạn nên biết

Khi bạn bị các vấn đề liên quan đến khớp háng, bạn đã sử dụng các phương pháp điều trị mà không hiệu quả, bạn có thể nghĩ đến việc thay khớp háng nhân tạo. Việc thay khớp háng không những giảm đau đớn cho người bệnh mà nó còn giúp cải thiện bệnh để người bệnh sớm trở về cuộc sống hằng ngày. Vậy hãy cùng các bác sỹ tại tdoctor tìm hiểu xem biện pháp thay khớp háng là gì và nó có tác dụng ra sao nhé!

1.Thay khớp háng nhân tạo là gì?

Thay khớp háng nhân tạo là 1 phương pháp phẫu thuật điều trị những bệnh lý khớp háng. Phương pháp này được sử dụng khi tất cả các phương pháp khác không có tác dụng. Việc thay khớp háng sẽ giúp giảm đau đớn cho người bệnh đồng thời nó giúp cải thiện bệnh để người bệnh sớm trở về cuộc sống thường ngày. Phẫu thuật khớp háng nhân tạo

Các trường hợp nên phẫu thuật thay khớp háng:

- Đau kéo dài mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực, đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

- Đi lại khó khăn, nhất là đi lên hoặc đi xuống cầu thang 

Thay khớp háng nhân tạo thường áp dụng cho những bệnh lý làm tổn thương nặng khớp háng như:

-Hoại tử chỏm xương đùi

-Thoái hoá khớp háng

-Viêm khớp dạng thấp

-Gãy cổ xương đùi

-Bướu xương…

2. Quá trình thay khớp háng

Những trường hợp không thể thay khớp háng

Để phòng tránh những rủi ro khi phẫu thuật thay khớp háng, các bác sĩ phải sàng lọc những bệnh nhân có đủ điều kiện và không đủ điều kiện. Dưới đây là 1 số trường hợp mà bệnh nhân không thể thay khớp háng:

  • Người đang bị nhiễm trùng
  • Người mắc bệnh viêm khớp do nhiễm trùng
  • Người nghiện thuốc lá
  • Người loãng xương, giòn xương ở mức độ cao
  • Người nghiện rượu
  • Người có nguy cơ biến chứng cao  Quá trình thay khớp háng

    Quá trình thay khớp háng

    Thường quá trình thay khớp háng sẽ được tiến hành nhanh trong vòng 2 giờ. Trong thời gian đó các bác sĩ sẽ loại bỏ bề mặt khớp hỏng rồi thay vào đó và bề mặt khớp nhân tạo. Quá trình phẫu thuật diễn ra như sau:

    Bước 1: Kiểm tra sơ bộ: đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ, nồng độ oxi,..

    Bước 2: Gây mê: Người bệnh có thể được gây mê toàn thân hoặc chỉ gây mê khu vực tủy sống, háng,..

    Bước 3: Phẫu thuật dùng dao rạch bên cạnh hoặc trước hông

    Bước 4: Lấy đầu xương đùi ra khỏi ổ khớp, tách xương đùi khỏi ổ khớp háng.

    Bước 5: Dùng ổ khớp nhân tạo và các dụng cụ chuyên biệt để tạo hình cho ổ khớp.

    Bước 6: Đặt tấm lót vào trong ổ khớp để hoạt động di chuyển của người bệnh sau này được dễ dàng hơn.

    Bước 7: Cố định khớp, định hình ổ khớp nhân tạo.

    Bước 8:Gắn bóng giả vào thân xương đùi và cho vào ổ khớp để kiểm tra sự tương thích cũng như nguy cơ trật khớp, khả năng cử động về sau.

    Bước 9:Loại bỏ bóng giả và cho xương đùi vào ổ khớp, kiểm tra lại chức năng di chuyển của khớp háng cùng một số vấn đề khác.

    Bước 10: Đặt cơ, mô về vị trí, hoàn thành khử trùng băng bó vết thương.

    3. Một số rủi ro, biến chứng khi thay khớp háng.

    Biến chứng do gây mê

    Các biến chứng có thể gây nên do tiêm thuốc mê đó chính là rối loạn nhịp tim, đột quỵ, đau tim, viêm phổi, liệt nửa người,...Tuy nhiên đây là các biến chứng của hầu hết các ca phẫu thuật sử dụng phương pháp gây mê. Vì vậy mọi người nên lưu ý.

    Nhiễm khuẩn do phẫu thuật

    Nhiễm trùng là biến chứng có thể coi là nặng nề nhất và tỷ lệ nhiễm trùng khi phẫu thuật khớp háng là 1-2%. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm im tại giường để phục hồi. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ngoại lai và thường trú gây biến chứng sau mổ.

    Nếu nhiễm khuẩn nặng được lây rộng ra theo máu, gây nhiễm trùng huyết thì nguy cơ cao dẫn đến sốc nhiễm trùng và gây tử vong.

    Hình thành cục máu đông

    Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm bất động để hồi phục sức khỏe. Chính yếu tố này làm máu ứ trệ trong hệ tuần hoàn chi dưới, khả năng tuần hoàn máu kém và gây ra cục máu đông.

    Máu đông có nguy cơ làm tắc nghẽn tĩnh mạch, nếu việc tắc nghẽn nặng có thể dẫn đến hoại tử chân, suy hô hấp, tắc tĩnh mạch phổi,...

    Trật khớp háng
  • Trật khớp háng - những biến chứng sau phẫu thuật

    Đây là 1 trong những biến chứng sau khi phẫu thuật, chiếm tỉ lệ từ 1-3%. 

    Thường những người có nguy cơ bị trật khớp sau phẫu thuật thường là: Người có cơ quanh khớp háng yếu, người bệnh lớn tuổi, phụ nữ, người từng thay khớp háng trong quá khứ hoặc phẫu thuật do gãy xương đùi…

    Độ dài chân không đều

    Đây là 1 trường hợp không hiếm xảy ra sau khi phẫu thuật. Sau khi vết thương lành hẳn, bệnh nhân sẽ phục hồi, bệnh nhân đi đứng lại thì nguy cơ chân này dài hơn hoặc ngắn hơn chân kia là điều không lấy làm lạ.

     Thường trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ dùng miếng lót giày để có thể cân bằng lại chiều cao.

    Khớp nhân tạo bị nới lỏng

    Sau một thời gian sau phẫu thuật, cấu trúc khớp háng nhân tạo có thể bị lỏng ra làm cho các bộ phận nhân tạo này mất tính liên kết. Tình trạng này có thể gây đau đớn cho người bệnh.

    4. Một số phương pháp phục hồi sau khi thay khớp háng

    Để hồi phục, ngoài việc cung cấp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, bệnh nhân còn nên và tránh làm các việc sau:

    Một số hoạt động nên tránh:

    1. Người bệnh không nên chạy nhảy, lao động mạnh, thực hiện các động tác gây ảnh hưởng đến khớp háng.
    2. Không nên ngồi vắt chéo chân và cúi sâu
    3. Trong quá trình hồi phục nên dùng nạng để có thể giảm được áp lực lên chân.

    Bệnh nhân nên thực hiện vật lý trị liệu sau khi vết thương lành 

     

     

  •  Bệnh nhân nên thực hiện vật lý trị liệu sau khi vết thương lành

    Sau khi vết thương lành, bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu để cải thiện sự lưu thông máu và sự linh hoạt của các khớp.

    Ngoài ra, vật lý trị liệu còn giúp bệnh nhân tăng cường sức mạnh cơ bắp, hạn chế sự co cứng, phòng ngừa hình thành mô sẹo.

    Trên đây là những thông tin về thay khớp háng nhân tạo. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ online 24/7 tại Tdoctor để biết thêm chi tiết.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.