Xương khớp

10 THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI XƯƠNG KHỚP|ThS. BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

2021-12-21 19:58:06

Có những thói quen bản thân cho rằng thoải mái nhưng thực chất đang sai tư thế và chính những thói quen đó sẽ ảnh hưởng xấu tới xương khớp của bạn. ThS. BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ 10 thói quen ảnh hưởng xấu tới xương khớp mà mọi người thường xuyên gặp phải.

10 THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI XƯƠNG KHỚP|ThS. BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch 10 THÓI QUEN ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI XƯƠNG KHỚP|ThS. BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

ThS. BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng ta đều cảm nhận được rằng đi giày cao gót liên tục thời gian dài sẽ khiến phụ nữ đau vùng cổ chân, nhưng đó không phải điều duy nhất ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp. Vì thế, những hoạt động chúng ta chủ động làm, hoặc không làm- sẽ có tác động lên các khớp của mình và chức năng vận động của hệ cơ xương, trong hiện tại cũng như ở tương lai.

Hôm nay, chúng ta cùng lược qua 10 thói quen có thể ảnh hưởng tiêu cực lên hệ cơ xương khớp, mà chúng ta trải qua hàng ngày.

Đánh máy liên tục (và những hoạt động có tính lặp lại khác)

thói quen xấu ảnh hưởng xương khớp

Đánh máy, bấm điện thoại, xắt thịt và nhiều vận động khác, có đặc tính lặp lại cùng một động tác trong thời gian dài, làm gia tăng áp lực lên các khớp như vai, cũng như các khớp nhỏ hơn ở ngón cái như khớp thang bàn, khớp bàn ngón, và khớp liên đốt ngón tay.

Giải pháp khắc phục khá đơn giản: Nghỉ ngơi chừng 2 tới 3 phút. Tránh các động tác mà cơ thể thấy mỏi, không thoải mái, ví dụ như thay vì nhắn tin thời gian lâu- có thể đổi sang cuộc gọi thoại nếu liên lạc cần hơn 5 phút để trao đổi

Ngồi quá lâu

Ngồi một tư thế trong thời gian dài có thể làm mỏi cơ, căng cứng khớp và tăng áp lực lên sụn khớp. Cũng như giảm máu tưới cho hệ cơ xương khớp vì bị chặn, giảm lưu thông tuần hoàn.

Giải pháp đơn giản là vận động, không tới mức gọi là luyện tập, chỉ cần không ngồi quá lâu là được

Mọi người khi đứng, đọc hoặc làm việc trước máy tính, hãy giãn cơ bằng cách thay đổi tư thế mỗi 15 phút, điều này sẽ giúp lưu thông máu, giảm áp lực tiêu cực lên hệ cơ xương khớp của chúng ta

Túi đeo vai nặng hoặc đeo cặp nặng sau lưng

Bỏ quá nhiều vật dụng vào túi có thể làm thay đổi tư thế và dáng đi của chúng ta, gây mỏi cơ, khớp vùng cổ. Thậm chí còn gây đè nén lên vùng vai, chẹn dây thần kinh ngoại biên, gây tê tay

Giải pháp: Hãy mang túi nặng không vượt quá 5% trọng lượng của chúng ta. Ví dụ người 50 kg thì chỉ nên mang túi xách tối đa 2,5 kg mà thôi

Khi mang cặp nặng sau lưng, nếu cơ thể thấy mỏi, đau nhức, có nghĩa là trọng lượng ấy quá nặng rồi, chúng ta cần giảm trọng lượng trong cặp để tránh bị đau xương khớp

Không tập các bài tăng sức bền của cơ

Trong tất cả các bài tập, bài giúp tăng sức bền cơ là đặc biệt có hiệu quả bảo vệ cơ quan vận động, bởi vì nó gia tăng sức mạnh và trương lực của hệ cơ, bao quanh các khớp. Ví dụ cơ tứ đầu đùi khỏe sẽ giúp bảo vệ vững khớp gối.

Chúng ta nên tập tăng sức cơ vài lần trong tuần. Có thể bằng cách nâng tạ nhẹ, tăng dần cường độ, hoặc tập các bài kháng lực bằng sức nặng cơ thể như hít đất, các tư thế đứng tấn. Tập các động tác Yoga.

Không quan tâm tới các khớp xương

Nếu như mọi người thấy có khớp xương nào trên người mình bị đau, kéo dài cả tuần, đừng lờ nó đi. Đó là tín hiệu từ cơ quan vận động đang cố gắng cho chúng ta biết tín hiệu về sự bất thường.

Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình trong tình huống này. Nếu mọi người thấy các triệu chứng như nhạy đau, cứng khớp, sưng khớp. Bác sĩ khám và sẽ giúp mọi người nhận ra các cơn đau này là do quá tải cơ xương khớp, hay là có bệnh lý nào đang diễn ra mà chúng ta chưa biết

Nếu bác sĩ đưa ra hướng điều trị, thì đừng chần chừ. Việc điều trị đúng, và sớm giúp mọi người lấy lại vận động, quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường nhanh hơn, thậm chí giúp tránh được các vấn đề tăng nặng do điều trị trễ mà ra.

Chơi thể thao quá mức

Khi mọi người bắt đầu một môn thể thao mới, hoặc gia tăng vận động lên một bậc cao hơn mức cũ, nên thực hiện một cách chậm rãi. Và luôn phải để ý tới các cảm giác ở khớp xương (và ở toàn bộ hệ vận động trong cơ thể)

Khi mọi người thấy đau nhói hoặc nhức nhối cơ cơ xương khớp, kéo dài hơn vài tiếng sau tập luyện, đó là dấu hiệu đầu tiên của việc tập quá tải rồi đấy.

Thiếu hụt Canxi và Vitamin D

Chúng ta cần canxi và Vitamin D để có xương chắc khỏe, cũng như thiếu hụt Vitamin D làm giảm sức mạnh cơ bắp

Với Canxi, nó có nhiều trong sữa tươi, sữa đậu nành.

Với Vitamin D, có nhiều trong cá ngừ, ngũ cốc

Nếu mọi người không biết mình có thiếu hụt Canxi hay không, có cần bổ sung bằng thực phẩm chức năng hay không, thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm đo nồng độ ion đồ trong máu, đo chỉ số loãng xương, qua đó có dữ liệu chính xác để mọi người có kế hoạch đúng đắn hỗ trợ hệ cơ xương khớp của mình

Không ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ đầy đủ sẽ cho sự khác biệt lớn lên cảm nhận của mọi người về hệ thống cơ quan vận động của mình. Hãy bắt đầu với thói quen ngủ đúng giờ, bằng cách hạn chế sử dụng cà phê ít nhất 6 tiếng trước khi đi ngủ, tránh dùng rượu bia và tập thể thao thường xuyên

Nếu mọi người vẫn khó ngủ, cần khám bác sĩ chuyên khoa để giải quyết vấn đề này

Cũng như, có thể kiểm tra nệm của chúng ta, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nệm quá lún sẽ gây đau lưng, khó ngủ

Béo phì, tăng cân nhanh

Càng tăng cân, thì hệ cơ xương khớp càng phải mang tải trọng cơ thể lớn- đặc biệt là cột sống, khớp háng 2 bên, khớp gối 2 bên, vì chúng giữ trục của cơ thể đè lên

Việc thừa cân làm tăng gánh nặng lên các đĩa sụn, làm ảnh hưởng tới các khớp xương. Điều này gây đau khớp, rách sụn chêm, thậm chí cần phải phẫu thuật để khắc phục

Để làm giảm gánh nặng lên hệ cơ quan vận động, khi có dấu hiệu thừa cân, mọi người hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế bữa ăn, chế độ ăn hợp lý, và có kế hoạch tập luyện thể thao đúng mức để giảm cân về mức thích hợp

Hút thuốc lá

Nếu mọi người hút thuốc lá, hoặc hút khói thuốc từ người kế bên mình phà ra, thì lượng nicotin trong khói thuốc sẽ làm co mạch máu, làm giảm lượng máu nuôi các khớp xương, đặc biệt ảnh hưởng tới các đĩa đệm cột sống

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hút thuốc lá có nguy cơ cao về bệnh xương khớp và thoái hóa cột sống, thậm chí khi tuổi còn trẻ chỉ khoảng 30 tuổi.

Trên đây là những thói quen trong cuộc sống hàng ngày, có ảnh hưởng tới hệ cơ xương khớp, mọi người cần nhận ra và có sự khắc phục kịp thời, để có hệ cơ quan vận động thật khỏe mạnh. Điều này giúp giảm chi phí cần phải điều trị, và gia tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta.

 

  • TDOCTOR: 90128
    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM
    Địa chỉ: Hồ Chí Minh
    Nơi công tác: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.