Tim Mạch
BỆNH NHÂN TIM MẠCH NÊN ĂN GÌ ĐỂ KHỎE TRONG MÙA DỊCH
Dịch COVID-19 kéo dài, ăn uống và sinh hoạt khoa học là biện pháp tốt nhất để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tinh thần thoải mái, lạc quan, vượt qua stress. Riêng đối với bệnh nhân tim mạch, chế độ ăn uống còn là một trong những vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu. Bởi nó có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch của tim, giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này. Vậy bệnh nhân tim mạch nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe, hãy cùng theo dõi nhé.
NGƯỜI BỊ BỆNH TIM MẠCH NÊN KIÊNG ĂN GÌ?
Mùa dịch, nhiều gia đình ưu tiên sử dụng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, để được lâu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa người bị bệnh tim mạch nên kiêng thực phẩm giàu natri, chất béo, và tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh. Đồng thời, hạn chế chất béo bão hòa, thường có trong các sản phẩm động vật. Không dùng các sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa. Khi sử dụng chất béo để nấu ăn hoặc nướng bánh, hãy lựa chọn các loại dầu có chất béo không bão hòa đơn, ví dụ như dầu ô liu, dầu đậu phộng hoặc chất béo không bão hòa đa như dầu đậu nành, ngô và hướng dương.
Một trong những điều quan trọng nhất là phải hạn chế cholesterol có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Tránh thực phẩm có đường và cần cắt giảm muối trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn nhiều muối sẽ gây hại cho huyết áp. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thảo mộc, gia vị để gia tăng hương vị thực phẩm.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả và điều chỉnh mức cholesterol, bác sĩ chuyên khoa đã cảnh báo tuyệt đối không bỏ bữa mà phải ăn đúng giờ, đúng bữa.
BỆNH NHÂN TIM MẠCH NÊN ĂN GÌ?
Mùa dịch, việc tìm kiếm đa dạng thực phẩm rất khó khăn. Tuy nhiên, trong bữa ăn, bệnh nhân tim mạch cần có đa dạng thực phẩm giàu protein, đồng thời cân bằng khẩu phần ăn giữa thịt nạc và các nguồn thực vật protein, nên bỏ phần da của thịt. Ăn cá ít nhất hai lần một tuần, đặc biệt là cá có chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá trích.Trong khẩu phần ăn cũng cần nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, thực phẩm toàn phần chủ yếu từ thực vật bởi chúng giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nếu không thích ăn rau, bạn có thể trộn cùng salad hoặc làm các món ăn phụ, món khai vị để dễ ăn hơn. Người bị bệnh tim mạch cần lựa chọn thực phẩm có chứa đúng loại carb mà mình cần như gạo nâu, bột yến mạch, quinoa và khoai lang nhằm bổ sung thêm chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn DASH, phương pháp ăn kiêng nhằm điều trị và ngăn ngừa tăng huyết áp đã được nhiều chuyên gia y tế công nhận.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và tạo cảm giác no, từ đó ăn ít hơn. Lượng nước được khuyến khích là khoảng 1- 2 lít nước mỗi ngày, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
Bệnh nhân tim mạch nên bổ sung các vitamin, khoáng chất có đặc tính tăng cường miễn dịch. Người bị bệnh tim mạch nên ăn chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ là các loại trái cây và rau tốt cho tim mạch. Ngoài ra, cần bổ sung đậu nành, ngũ cốc, rau xanh, cá, nấm; uống những loại trà tốt cho tim mạch.
Ngoài việc ăn tươi, có thể pha chế những loại trái cây trên dưới dạng nước ép thì vẫn giữ được dưỡng chất tăng cường đề kháng.
Đến với Tdoctor, các bạn sẽ được các y bác sĩ chăm sóc sức khỏe bằng ứng dụng chữa bệnh từ xa thông qua internet. Đối với khoa tim mạch, các bạn có thể liên hệ các bác sĩ như bác sĩ Trần Việt Anh, hiện đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Trịnh Quốc Hưng, hiện đang công tác tại bệnh viện quân y 103, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thành, hiện đang công tác tại trung tâm điều trị suy giãn tĩnh mạch. Để được hỗ trợ kỹ hơn bởi tổng đài viên cũng như biết được nhiều tin tức sức khỏe bổ ích, Quý Khách có thể cập trang web của Tdoctor. Đồng thời có thể hẹn lịch bác sĩ tư vấn khi có nhu cầu khám chữa bệnh để tránh tình trạng đợi lâu nhé!
0 bình luận