Xương khớp
Những điều về cơ xương khớp mà mọi người cần biết
ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM
Từ chấn thương gãy xương ở chi dưới tới thoái hóa khớp diễn tiến chậm ở các khớp nhỏ trên 2 bàn tay, những bệnh lý liên quan tới hệ thống cơ xương khớp có rất nhiều hình thái khác nhau. Nếu không được điều trị đúng, bệnh lý cơ quan vận động có thể diễn tiến thành đau dai dẳng và để lại di chứng
Các khớp xương khỏe mạnh như khớp cổ tay, khớp vai, gối, cổ chân và các khớp ngón tay cho phép chúng ta vận động rất dễ dàng thoải mái. Những xương như xương đùi, xương cánh tay cũng là thành phần quan trọng giúp chúng ta hoạt động
Hệ xương khớp có những chức năng có tính sống còn, chúng bảo vệ các cơ quan quan trọng, như xương sọ bảo vệ não bộ. Tủy xương chứa tế bào tạo máu. Xương cũng chứa trong đó các khoáng chất như canxi và giải phóng hóc môn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bằng nhiều cách, hệ xương khớp đóng góp cấu thành cơ thể khỏe mạnh, ngược lại, với bệnh lý ở xương khớp, có thể ảnh hưởng tới toàn thân.
Các khớp được cấu thành bởi 2 xương liên kết với nhau, có mặt sụn bảo vệ ở mỗi đầu xương, có rất nhiều bệnh lý liên quan tới các cấu trúc này
Xương có thể bị tổn thương hoặc phản ánh bệnh lý của khớp, làm trầm trọng thêm bệnh lý cơ quan vận động ở bệnh nhân. Các xương bị ảnh hưởng bởi sự viêm khớp, dù rằng viêm khớp thì khởi phát là ở khớp, chứ không phải bệnh của xương, tuy vậy xương lại bị ảnh hưởng liên đới từ quá trình này.
Tìm hiểu về hệ cơ quan vận động giúp mọi người gia tăng kiến thức liên quan, dễ dàng nhận ra các triệu chứng, phối hợp với bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình của mình để có được chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp với bản thân nhất, từ đó chữa lành các bệnh lý cơ xương khớp, gia tăng giá trị cuộc sống.
Các loại bệnh liên quan tới Xương
Loãng xương
Đây là biểu hiện tác động của thời gian lên bộ xương của chúng ta, khi tuổi càng lớn, sự mất cân bằng giữa mất xương- tái tạo xương trở nên trầm trọng, với cán cân lúc này là quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo. Sự loãng xương dẫn đến xương yếu, dễ gãy, khi còn trẻ có thể chạy nhảy, khi lớn tuổi loãng xương, có thể bị gãy xương chỉ với động tác ngã nhẹ. Do vậy, khi vào tuổi trung niên, chúng ta cần được tư vấn về vấn đề phòng ngừa loãng xương, bằng dinh dưỡng, tập luyện và các chất hỗ trợ quá trình tạo xương từ bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình
Bệnh lý về chuyển hóa
Loãng xương cũng thuộc nhóm bệnh lý về chuyển hóa, vì nó liên quan quá trình mất xương và chuyển hóa tạo xương
Ngoài ra, còn những bệnh lý chuyển hóa khác dẫn tới thiếu hụt vitamin, khoáng chất qua đó ảnh hưởng tới bộ xương (như Vitamin D, Canxi và Phốt pho), sự ảnh hưởng sẽ gây ra bất thường về hình khối xương, cấu trúc của xương.
Chứng nhuyễn xương (xương có đặc tính mềm hơn so với người khác), cường giáp (tiết ra chất gây mất Canxi của xương), bệnh Paget (xương lớn bất thường và cấu trúc yếu)
Gãy xương
Các chấn thương thường là nguyên nhân của gãy xương, dù rằng cũng có thể gãy xương là do ung thư gây ra
Gãy xương có tính chất khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của mọi người, với trẻ em bị gãy xương thì mau lành hơn, có thể tự chỉnh các di lệch của ổ gãy được, nguyên nhân thường liên quan tới hoạt động thể thao, té ngã. Người lớn tuổi lại thường là té ngã trong nhà tắm do trượt chân, gãy xương vùng háng (gãy cổ xương đùi, gãy liên mấu chuyển..)
Gãy xương kiểu mỏi
Do vận động quá nhiều và lặp lại với cùng 1 động tác chịu lực tải lên xương, gãy kiểu này hay gặp ở người thường xuyên chạy bộ cường độ cao
Ung thư xương
Ung thư nguyên phát từ xương, thì rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% tất cả các loại ung thư có thể xảy ra trong cơ thể người
Ung thư di căn vào xương, thì gặp nhiều hơn. Có thể là khởi đầu ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú rồi di căn xương
Gù vẹo xương cột sống
Đây là trạng thái cột sống bị lệch, vẹo, gây gù, khởi phát từ nhỏ và kéo dài tới mãi về sau mà không tự chỉnh được
Các loại bệnh liên quan tới Khớp
Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hạn chế vận động ở mọi người trên thế giới
Viêm khớp có thể được chia làm 2 nhóm như sau: Viêm do thoái hóa khớp và Viêm do bệnh lý miễn dịch. Các nhóm này có những nguyên nhân trái ngược nhau, triệu chứng cũng như cách điều trị là tương đối khác nhau. Những bệnh ở khớp thường gặp, có thể ở những dạng như dưới đây:
Viêm thoái hóa khớp:
Đây là bệnh thường gặp, đặc điểm các sụn bao bọc đầu xương bị bào mòn, do tác động của quá trình thoái hóa theo tuổi ở mọi người. Lớp sụn khớp bị mòn khiến người bệnh có triệu chứng cứng khớp, đau khớp, nhất là khi di chuyển sẽ nhận rõ điều này. Với viêm thoái hóa khớp háng và khớp gối, sẽ gây khó khăn khi đi lại vì đau tăng lên, diễn tiến ngày càng nặng dần, phụ nữ thường bị bệnh này hơn so với nam giới
Viêm đa khớp:
Đây là bệnh lý miễn dịch. Tế bào miễn dịch của cơ thể bình thường thì không tích lũy ở khớp với số lượng lớn. Lúc biểu hiện bệnh, thì tế bào miễn dịch xuất hiện nhiều ở khớp và tương tác với tế bào tại chỗ của khớp, điều này gây ra phản ứng viêm khớp, thậm chí dẫn tới hủy sụn khớp và xương
Viêm đốt sống:
Các đốt sống bị viêm và có thể dẫn tới dính các đốt sống với nhau, làm cho bệnh nhân đau ở xương sống và hạn chế tầm vận động thân người do cột sống không còn linh hoạt
Bệnh viêm khớp Lupus:
Đây là viêm khớp tự miễn, có thể xảy ra ở nhiều khớp trên cơ thể, và có thể ảnh hưởng tới da, biểu hiện hồng ban cánh bướm trên da mặt, cũng như nhiều cơ quan nội tạng, mạch máu, não bộ.
Bệnh gút:
Bệnh này có đặc điểm thường khởi phát là ở khớp ngón chân cái. Ở bệnh này, xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu sẽ thấy gia tăng hơn mức bình thường- đây là sản phẩm phụ, lắng đọng ở các khớp, tạo hình ảnh cục u ở các khớp, gọi là cục Tophi. Cơn gút cấp, đặc điểm là đau nhói, dữ dội, xảy ra vào ban đêm. Nam giới thường bị bệnh này hơn nữ giới
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh xương khớp nói chung
Tuổi tác, đặc điểm công việc, cường độ vận động, yếu tố môi trường và những đặc điểm di truyền, tất cả những lý do này đều ảnh hưởng tới bệnh
lý ở xương và khớp. Những người công việc phải đứng nhiều, hay phải làm việc nặng thì nguy cơ có bệnh về xương nhiều hơn. Ở người ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời thì thiếu hụt Vitamin D. Ít vận động thể chất thì nguy cơ loãng xương cao, hoạt động thể chất mạnh quá thì nguy cơ gãy xương..
Viêm thoái hóa khớp ngày càng gia tăng, đặc biệt liên quan tới các khớp chịu tải trọng lớn như khớp háng và khớp gối, người béo phì càng dễ bị hơn nữa. Cũng lưu ý rằng bệnh gút cũng thường xảy ra ở cơ địa người thừa cân béo phì
Các triệu chứng thường gặp
Cách triệu chứng đau xuất hiện, thời điểm khởi phát và sự thay đổi nhỏ ở khớp, cường độ, có thể giúp mọi người nhận ra những bệnh xương khớp thường gặp:
- Cứng khớp (viêm khớp)
- Giảm tầm vận động của khớp (viêm khớp)
- Giảm chức năng của khớp (viêm khớp)
- Tiếng lạch cạch ở khớp (thoái hóa khớp)
- Sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp cổ tay, bàn tay 2 bên (viêm đa khớp)
- Cứng khớp vào buổi sáng (gợi ý viêm đa khớp)
- Xương hay khớp đau khi vận động (tổn thương do hoạt động quá mức)
- Giảm chiều cao (loãng xương)
- Đau lưng không rõ nguyên nhân, người lớn tuổi (loãng xương)
Chẩn đoán
Chẩn đoán được khởi đầu bằng việc hỏi rõ bệnh sử và thăm khám lâm sàng người bệnh. Khám toàn diện hệ xương khớp, chứ không chỉ chú trọng mỗi chỗ bị đau thôi. Đánh giá các yếu tố nguy cơ, xem xét sự bất tương xứng trong hoạt động của hệ cơ xương khớp, tình trạng yếu cơ, so sánh 2 bên. Xem xét chiều dài của chi. Từ những dấu hiệu nhỏ này, bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sẽ đưa ra các đánh giá và hỏi thêm về các yếu tố môi trường, cường độ vận động của bệnh nhân, để giúp tìm ra nguyên nhân gây tổn thương
Thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như Chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, có thể giúp chẩn đoán bệnh và phân loại mức độ. Cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm về máu để đánh giá phản ứng viêm. Đo mật độ xương để đánh giá mức độ loãng xương
Điều trị
Hướng điều trị là rất khác nhau ở viêm khớp do thoái hóa và viêm đa khớp dạng thấp. Với viêm đa khớp chúng ta có thể khống chế nó, và hầu hết người bệnh có đáp ứng tốt với thuốc, nhưng không thể trị dứt điểm bệnh này, có nghĩa khi không dùng thuốc thì người bệnh lại có đau khớp.
Đối với viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc với mục đích làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh lại bằng các loại thuốc như Methotrexate và Sulfasalazine. Các loại thuốc ức chế sinh học như Adalimumab và Etanercept giúp giảm phản ứng viêm vì tác động chủ đích lên hệ miễn dịch. Thuốc kháng viêm liều thấp cũng có thể dùng điều
trị ngắn ngày. Bệnh nhân cần được theo dõi sát để tránh tác dụng phụ của thuốc
Đối với viêm khớp thoái hóa, không phải lúc nào thuốc cũng có tác dụng hiệu quả. Với các khớp lớn như khớp háng, khớp gối bị thoái hóa nặng, thì có thể cần phải thay khớp nhân tạo, để bệnh nhân hết đau và cải thiện tầm vận động
Bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nghĩ tới cần phải phẫu thuật thay khớp khi đáp ứng các điều sau đây: Cơn đau kéo dài, chức năng vận động bị ảnh hưởng, điều trị bằng thuốc không thấy hiệu quả nữa- và đã kéo dài quá 6 tháng
Với bệnh loãng xương, thuốc nhóm Bisphosphonates như Fosamax thường là thuốc đầu tay được sử dụng
Đau mạn tính ở xương và khớp thường được điều trị khởi đầu bằng thuốc dạng uống, bôi- xịt tại chỗ.
Vận động trị liệu
Đây là phương án rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh lý về khớp và ngăn ngừa các biến chứng làm cứng khớp. Các bài tập đặc hiệu, đặc biệt là tập vận động có đối kháng, cải thiện sức mạnh các cơ bám chung quanh khớp.
Với người bệnh loãng xương, tập vận động chịu lực, tăng tải trọng là chìa khóa trong điều trị.
Bị bệnh về xương khớp, không phải là điều kinh khủng mà người bệnh phải hoảng sợ, hãy tới khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để được chẩn đoán đúng bệnh và có chế độ điều trị, tập luyện hợp lý, để mọi người sớm qu
Giờ làm việc: 24h/7
10000 Vnđ/Phút
0 bình luận