TDOCTOR: BS88938
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 5

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy
Không có thông báo nào từ bác sĩ
Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp tham vấn/điều trị: Liệu pháp gia đình, Liệu pháp chánh niệm, Liệu pháp thân chủ trọng tâm, Liện pháp Gestalt. Đối tượng: từ đủ 18 tuổi trở lên Thời lượng tham vấn/1 buổi: Lựa chọn 1: 60 phút/ca Lựa chọn 2: 90 phút/ca

Chuyên khoa

Dịch vụ

Nơi công tác

Phòng khám cá nhân

Kinh nghiệm

Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp tham vấn/điều trị: Liệu pháp gia đình, Liệu pháp chánh niệm, Liệu pháp thân chủ trọng tâm, Liện pháp Gestalt. Đối tượng: từ đủ 18 tuổi trở lên Thời lượng tham vấn/1 buổi: Lựa chọn 1: 60 phút/ca Lựa chọn 2: 90 phút/ca

Quá trình đào tạo

  • 2019 -Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tâm lý học ứng dụng Chuyên sâu Tham vấn tâm lý, Đại học Nam Kinh - một trong những trường Đại học hàng đầu Trung Quốc.
  • 2018 - 2019: Kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn 1 năm tại Trung tâm tham vấn tâm lý Trường Đại học Nam Kinh Trung Quốc (2018-2019).
  • 2018 - Chứng chỉ Khóa học về Chánh niệm “Bản chất của sự tỉnh thức” do Ủy ban ngành Tâm lý học Hiệp hội tâm lý học tỉnh Giang Tô Trung Quốc tổ chức.
  • 2018 - Chứng chỉ bồi dưỡng khóa học “Đặc trưng hành vi dị thường ở người trưởng thành và biện pháp can thiệp” do Ủy ban ngành Tâm lý học Hiệp hội tâm lý học tỉnh Giang Tô Trung Quốc tổ chức.
  • 2018 - Chứng chỉ quốc tế chương trình đào tạo chuyên sâu về Liệu pháp Trị liệu gia đình Satir Level I do Trung tâm ứng dụng và giáo dục Satir Hongai Trung Quốc, trực thuộc trung tâm Satir John Benmen tổ chức.
  • Được hướng dẫn 3 năm bởi Giáo sư Sang Zhiqin - Chuyên gia đầu ngành Tâm lý học tham vấn tại Trung Quốc, trường phái Tâm lý học Nhân văn.
  • Có tảng lý luận các liệu pháp như: Trị liệu gia đình, Thân chủ trọng tâm, Liệu pháp Gestalt, Mindfulness, Liệu pháp Alfred Adler, Liệu pháp Tâm kịch, Liệu pháp Tự thuật.

Giá tư vấn

15,000 Vnđ/Phút

  • Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

    Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp

    Chào bạn, Thanh Thắng. Theo những mô tả của bạn, mức độ ảnh hưởng của cảm xúc, sự tự ti và dằn vặt bản thân khiến bạn không muốn tiếp xúc với bất kì ai. Vì vậy, những trạng thái tâm lý của bạn đã ảnh hưởng tới các chức năng xã hội (học tập, giao tiếp, làm việc) của bạn. Thời gian cũng khá dài rồi. Tâm trí và cơ thể của mình tương hỗ nhau. Khi cái nào bị "cảm cúm" thì cũng cần nhận được sự chăm sóc như nhau.

    Bạn nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần hoặc tìm chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tham vấn nhé. Bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu hoặc tìm trên mạng. Nếu bạn muốn làm tham vấn với mình thì bạn có thể vào app Tdoctor và kết nối với mình nhé. Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!
    Chào bạn, Thanh Thắng. Theo những mô tả của bạn, mức độ ảnh hưởng của cảm xúc, sự tự ti và dằn vặt bản thân khiến bạn không muốn tiếp xúc với bất kì ai. Vì vậy,... Xem thêm
  • Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

    Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp

    Chào bạn. Vì những mô tả của bạn chưa đầy đủ thông tin, mình chưa biết bạn bao nhiêu tuổi, tần suất những trạng thái của bạn... Nên mình xin đưa ra một số gợi ý dựa trên thông tin bạn đưa ra nhé. Việc bạn dễ vui và dễ cười, thích nói chuyện với bạn bè hơn so với người lớn, dễ tức giận khi bị chế giễu hoặc bị phản bác lại ý kiến là những phản ứng tâm lý bình thường, hầu hết mọi người có thể có tùy vào giai đoạn, tình huống, tùy vào mối quan hệ. Để biết thực sự có phải là "nhạy cảm quá" hay không thì bạn có thể đánh giá xem nó có ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh hay không. Để khắc phục, điều đầu tiên là bạn nên dành thời gian cho mình, học cách nhận biết để thấu hiểu những cảm xúc nóng giận, tức giận (phía dưới thường là những tổn thương chưa được chăm sóc) của mình, xem nó xuất phát từ những tình huống cụ thể nào hay mô thức hành vi nào của mình. Những suy nghĩ, quan điểm nào phía dưới cảm xúc nóng giận, sự kỳ vọng nào chưa được thỏa mãn? Cảm xúc là năng lượng. Khi không được hiểu và chăm sóc, sẽ dẫn đến ứ đọng và tắc nghẽn. Bạn có thể học cách lắng nghe và trò chuyện với em bé bên trong mình. Đồng thời, nuôi dưỡng những thói quen tích cực hàng ngày trong những lúc bạn chưa tức giận. Khi các thói quen đó được thực hiện đều đặn, bạn sẽ có thể ứng phó tốt hơn cho những tình huống gây nóng giận. Không thể "loại bỏ" hoàn toàn nóng giận, chỉ có thể thích ứng và chuyển hóa dần. Cảm xúc "nóng giận" không xấu, nhưng làm sao để mình hiểu nó, chuyển hóa nó giúp ích cho mình là đích hướng đến. Trong phạm vi trả lời ngắn, mình chỉ có thể đưa ra 1 số gợi ý như vậy. Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!
    Chào bạn. Vì những mô tả của bạn chưa đầy đủ thông tin, mình chưa biết bạn bao nhiêu tuổi, tần suất những trạng thái của bạn... Nên mình xin đưa ra một số gợi ý... Xem thêm
  • Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

    Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp

    Chào bạn. Mình xin đưa ra một vài nhìn nhận của mình về những trạng thái và triệu chứng mà bạn mô tả để bạn tham khảo. Như mô tả, có thể thấy khá rõ triệu chứng mất ngủ (là những triệu chứng bên ngoài dễ quan sát) là kết quả của việc phần tinh thần (trừu tượng hơn, khó nắm bắt hơn) của bạn bị stress, chưa được giải tỏa, chưa được thấu hiểu và chăm sóc. Mình phỏng đoán bạn là một giáo viên mầm non, và hiện tại bạn đang có thêm một số triệu chứng khá rõ ràng của chứng rối loạn lo âu trầm cảm nữa (không muốn tiếp xúc với ai, ám ảnh tiếng trẻ con khóc, thích một mình trong bóng tối, suy nghĩ tiêu cực, lúc nào cũng buồn). Bạn nên thăm khám sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần, tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên viên tham vấn tâm lý. Liệt kê ra các nguồn lực có thể hỗ trợ bạn trong thời gian hiện tại để có thể ứng phó với những tác nhân dẫn đến stress trực tiếp. Giống như bẻ một bó đũa, bạn sẽ cần bẻ từng chiếc một. Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!
    Chào bạn. Mình xin đưa ra một vài nhìn nhận của mình về những trạng thái và triệu chứng mà bạn mô tả để bạn tham khảo. Như mô tả, có thể thấy khá rõ triệu chứng... Xem thêm
  • Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

    Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp



    Chào bạn. Mình xin đưa ra một vài đánh giá của mình về tình trạng của bạn. Bạn có những suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự làm hại bản thân diễn ra trong một thời gian dài (4 năm). Nhìn ở góc độ tích cực, việc bạn tự làm hại bản thân là một cơ chế phòng vệ, ở mức độ nào đó, đối với các trạng thái tê liệt cảm xúc, nó giúp bạn cảm nhận được cảm giác đau và các thay đổi trong cảm xúc của mình, giúp bạn có cảm giác bạn có thể kiểm soát được (chọn khi nào làm đau, khi nào dừng lại, nhận biết được cảm giác của bản thân). Cơ chế phòng vệ này ở mức độ nhất định giúp bảo vệ bạn và giúp bạn vượt qua được các trạng thái tâm lý khó khăn. Những cảm xúc hay năng lượng của tức giận bên trong bạn vẫn còn đó và chưa được chăm sóc, vì vậy khi gặp các yếu tố tác động bên ngoài, nó dễ bùng lên và khiến bạn mất kiểm soát. Bạn có thể nhận biết vấn đề của mình và chủ động học tập các phương thức ứng phó thay thế (ngoài việc làm đau bản thân, thì những lúc tê liệt, bạn có thể thực hiện các động tác nào để giúp bạn có cảm giác và quay về với hiện tại?)

    Bạn nên sớm tìm sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên viên tham vấn tâm lý để có cơ hội và không gian nhìn sâu hơn vào những nội kết bên trong bạn nhé. Nếu duy trì tiếp thì có thể nó sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn.

    Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!


    Chào bạn. Mình xin đưa ra một vài đánh giá của mình về tình trạng của bạn. Bạn có những suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự làm hại bản thân diễn ra trong một thời gian... Xem thêm
  • Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

    Chuyên về tham vấn về Trầm cảm, rối loạn lo âu cưỡng chế, tình yêu, mối quan hệ gia đình, phát triển bản thân, nhân cách, tình dục, công việc. Phương pháp

    Chào bạn. Để biết mình có trầm cảm hay không và trầm cảm ở giai đoạn nào thì bạn có thể đến các bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

    Các bác sĩ có tư cách để chẩn đoán và kê đơn thuốc cho bạn. Các chuyên viên tham vấn có thể hỗ trợ bạn đọc kết quả, cùng bạn thảo luận và tìm kiếm các giải pháp phù hợp với bạn.

    Để tiện nhất thì bạn nên tìm đến các cơ sở ở khu vực gần bạn để làm tham vấn hoặc thăm khám trực tiếp. Nếu bạn không có thời gian và không thể đi lại, bạn có thể cân nhắc làm tham vấn online.

    Bạn có thể lên mạng search thông tin, tìm hiểu và chọn lựa trung tâm tham vấn hay chuyên viên tham vấn mà bạn thấy có chuyên môn, có tính chuyên nghiệp.

    Chi phí tham vấn cũng là một phần bạn cần cân nhắc. Các bệnh về cơ thể thì có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị rõ ràng, dễ quan sát. Tuy nhiên, các vấn đề về tinh thần thì có tầm quan trọng không kém, và cần một thời gian để bạn thấy được sự chuyến biến hay không.

    Bạn cũng có thể chia sẻ với những người bạn tin tưởng, hướng dẫn họ cách giúp đỡ bạn cụ thể.

    Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!
    Chào bạn. Để biết mình có trầm cảm hay không và trầm cảm ở giai đoạn nào thì bạn có thể đến các bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

    Các bác sĩ có tư cách... Xem thêm

Nhận xét về Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy

Bạn đã sử dụng dịch vụ của Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.